rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý tối 30-07-2017

  • Cập nhật : 30/07/2017

Nga tuyên bố sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ

Ngày 28/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson về những căng thẳng mới nhất trong quan hệ ngoại giao hai nước. Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh, việc Moskva đáp trả các biện pháp trừng phạt của Washington là việc Nga không mong muốn; đồng thời cho biết Nga sẵn sàng cùng Mỹ bình thường hóa quan hệ song phương.

 

ngoai truong nga sergei lavrov (phai) va ngoai truong my rex tillerson trong mot cuoc hop bao o moskva ngay 12/4. anh: afp/ttxvn

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong một cuộc họp báo ở Moskva ngày 12/4. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, các biện pháp đáp trả ngoại giao của nước này là hệ quả của một loạt các động thái thù địch từ phía Washington, bao gồm các biện pháp trừng phạt "trái pháp luật" cũng như các cáo buộc sai sự thật chống lại Nga. 

Ngoại trưởng Lavrov khẳng định Nga luôn hướng tới cải thiện quan hệ hai nước và hành xử đúng mực, song chính sách của Mỹ nằm trong tay một bộ phận chính khách mang tư tưởng chống Nga và đang đẩy Washington theo con đường đối đầu. Tuyên bố nêu rõ các biện pháp đáp trả của Moskva đưa ra ngày 28/7 là phù hợp với thông lệ quốc tế và nhằm mục đích khiến Mỹ suy nghĩ về những tác hại của lệnh trừng phạt. 

Ngoại trưởng Nga cũng tái khẳng định Moskva sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Washington cũng như hợp tác với Mỹ trong các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt được trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cân bằng lợi ích giữa hai bên. 

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga không cung cấp các bình luận của Ngoại trưởng Tillerson trong cuộc điện đàm. 

Cuộc điện đàm giữa người đứng đầu ngành ngoại giao hai nước Nga và Mỹ diễn ra không lâu sau khi Nga đưa ra các biện pháp đáp trả ngoại giao, chỉ vài giờ sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật siết chặt biện pháp trừng phạt chống lại Nga, Iran và Triều Tiên. 

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ dự luật mới mà Thượng viện Mỹ vừa thông qua “một lần nữa xác nhận tính chất hiếu chiến của Mỹ trong công việc quốc tế, và rõ ràng Mỹ đã phớt lờ quan điểm và lợi ích của các quốc gia khác”. 

Liên quan dự luật này, tối 28/7, Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ký thành luật một dự luật tăng cường trừng phạt Nga, qua đó chấm dứt đồn đoán về khả năng ông phủ quyết văn kiện nói trên.(TTXVN)
---------------------------------

Bí quyết nổi tiếng của ông Putin

Sau sự hỗn loạn và nghèo đói những năm 1990 khiến Nga bị mất tình trạng siêu cường, ngày nay người dân nước Nga lại một lần nữa có thể tự hào về Tổ quốc mình.

tong thong nga putin

Tổng thống Nga Putin

"Nếu xét rằng đất nước hầu như mới ra khỏi cuộc suy thoái kéo dài hai năm do sự kết hợp giữa các biện pháp trừng phạt và giá dầu thấp, người ta tưởng sự ủng hộ dành cho tổng thống sẽ suy giảm. Nhưng không. Chỉ số đánh giá uy tín của ông Putin vẫn còn cực kỳ cao, tùy theo các thăm dò dư luận và ngày tháng, nhưng thường vượt quá 80%. Tại sao lại có chuyện như vậy?, Stratfor đặt câu hỏi.

Theo Stratfor, đối với nhiều người Mỹ, sự phổ biến của ông Putin là một bí ẩn, bởi vì họ vẫn còn suy nghĩ về nước Nga bằng những ấn tượng từ thời Chiến tranh Lạnh. Người Mỹ thường cho rằng nhà lãnh đạo Nga là dân cựu KGB thì chắc chắn là một nhà độc tài.

Để phần nào xua tan quan điểm sai lầm về nước Nga "mà các phương tiện truyền thông chính thống" gây nên, Stratfor cung cấp cái nhìn sâu sắc vào lịch sử gần đây của nước Nga.

Những năm 1990 không mang lại cho đất nước "ánh sáng hưng thịnh dân chủ". Ngược lại, Nga rơi vào tình trạng hỗn loạn. Nhưng khi dây cương được trao cho ông Putin, tình hình kinh tế đã ổn định, và trong suốt 14 năm, thu nhập thực tế của người Nga đã tăng gấp 7 lần.

Sau sự hỗn loạn và nghèo đói những năm 1990 khiến Nga bị mất tình trạng siêu cường, ngày nay người dân của đất nước lại một lần nữa có thể tự hào về Tổ quốc mình.

"Đó là lý do tại sao, khi Putin lấy lại Crimea, đa số người Nga rất vui mừng", Stratfor đánh giá.

"Cùng với các nước khác, Nga có thể giải quyết rất nhiều vấn đề, cho dù đó là môi trường, cuộc chiến chống khủng bố, hoặc nền kinh tế toàn cầu. Nhưng bi kịch của tình hình là chúng ta đang ở dưới một đống động cơ mơ hồ, truyền thông xấu và những cơ hội bị bỏ lỡ", tác giả bài phân tích trên Stratfor cho biết.(Viettimes)
--------------------------

Nga-Trung tập trận ở Baltic, chiến hạm NATO theo sát

Cuộc tập trận chung ở biển Baltic giữa Hải quân Trung Quốc và Nga đã kết thúc vào ngày 28/7, diễn tập 6 khoa mục lớn và gây quan ngại cho nhiều quốc gia trong khu vực. Nhiều nước thành viên NATO đã cử tàu chiến theo dõi sát các động thái đi lại và tập trận của các lực lượng tham gia diễn tập của Nga và Trung Quốc.

hai quan trung quoc va nga tien hanh cuoc tap tran chung "lien hop tren bien-2017". anh: ifeng.

Hải quân Trung Quốc và Nga tiến hành cuộc tập trận chung "Liên hợp trên biển-2017". Ảnh: Ifeng.

6 khoa mục lớn
Cuộc tập trận chung “Liên hợp trên biển-2017” giai đoạn 1 giữa Trung Quốc và Nga ở biển Baltic kéo dài 1 tuần, bắt đầu từ ngày 21/7 và kết thúc vào hôm qua (ngày 28/7). Đây là lần đầu tiên Trung Quốc và Nga tiến hành tập trận ở vùng biển nằm giữa khu vực châu Âu, thu hút sự chú ý quan tâm của dư luận.
Tham gia cuộc tập trận này có 3 tàu chiến của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc gồm tàu khu trục Hợp Phì Type 052D, tàu hộ vệ Vận Thành Type 054A và tàu tiếp tế biển xa Lạc Mã Hồ Type 903A. Những tàu chiến này mang theo máy bay trực thăng và lực lượng hải quân đánh bộ.
Trong khi đó, lực lượng tham gia diễn tập phía Nga có tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Typhoon Type 941, tàu tuần dương động cơ hạt nhân Peter Đại Đế, 2 tàu hộ vệ mới, 1 tàu kéo cùng nhiều máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và lực lượng hải quân đánh bộ.
Trong cuộc tập trận lần này, các tàu chiến tham gia đều đại diện cho lực lượng tàu chiến chủ lực của hải quân hai nước Trung Quốc và Nga.
Trung Quốc và Nga đều rất coi trọng tổ chức cuộc tập trận này, đều cử Phó Tư lệnh Hải quân làm tổng chỉ huy cuộc tập trận, Điền Trung là Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc.
Trong diễn tập thực binh trên biển, lực lượng tham gia diễn tập của Trung Quốc và Nga được “trộn lẫn” vào nhau và chia làm hai cụm chiến đấu trên biển, tập trung vào diễn tập 6 khoa mục lớn như bắn đạn thật trên biển (pháo), phòng không liên hợp, đổ bộ kiểm tra liên hợp, tìm kiếm cứu nạn liên hợp, tiếp tế khi hành tiến, cứu tàu gặp sự cố, đồng thời tiến hành cơ động liên hợp, tập liên lạc thông tin trong đêm. 
hai quan trung quoc va nga tien hanh cuoc tap tran chung "lien hop tren bien-2017". anh: ifeng.

Hải quân Trung Quốc và Nga tiến hành cuộc tập trận chung "Liên hợp trên biển-2017". Ảnh: Ifeng.

Theo đánh giá của Du Mãn Giang, chỉ huy biên đội tham gia cuộc tập trận phía Trung Quốc, cuộc tập trận này đã tiếp tục tăng cường khả năng cùng ứng phó với các mối đe dọa trên biển cho hải quân hai nước Trung Quốc và Nga, đã nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy các hành động liên hợp, đã làm sâu sắc tình hữu nghị truyền thống và tăng cường lòng tin giữa hải quân hai nước. 
Tập trận chung “không nhằm vào ai”
Trong thời gian thăm Phần Lan ngày 27/7, khi được hỏi về cuộc tập trận lần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga và Trung Quốc triển khai hợp tác chiến lược rộng rãi trên các phương diện kinh tế, chính trị và quân sự, những hợp tác này không nhằm vào bên thứ ba, sẽ chỉ tạo cân bằng cho thế giới. “Chúng tôi không xây dựng liên minh quân sự mới”.
Ông Vladimir Putin cho biết Nga và Trung Quốc đã liên tục nhiều năm tổ chức định kỳ tập trận chung trên biển và trên đất liền cũng như thi đấu quân sự. 
Theo trang tin Sina Trung Quốc ngày 28/7, từ năm 2012 đến nay, Trung Quốc và Nga đã liên tục tổ chức 6 cuộc tập trận chung trên biển. Chủ đề diễn tập năm 2017 là giải cứu liên hợp và cùng nhau bảo vệ an toàn cho các hoạt động kinh tế trên biển, từ đó củng cố, phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung - Nga, làm sâu sắc hợp tác hữu nghị, thiết thực giữa quân đội hai nước, tăng cường khả năng ứng phó các mối đe dọa trên biển cho hải quân hai nước.
Trung Quốc và Nga đều nhấn mạnh cuộc tập trận chung ở biển Baltic lần này không nhằm vào ai, không liên quan đến tình hình khu vực. Tuy nhiên, NATO và một số nước phương Tây vẫn tỏ ra căng thẳng và lo ngại đối với cuộc tập trận lần này, thậm chí cho coi hợp tác quân sự Trung - Nga là một mối đe dọa. 
tong thong nga vladimir putin tham phan lan. anh: tan hoa xa.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Phần Lan. Ảnh: Tân Hoa xã.

Nhiều nước thành viên NATO đã cử tàu chiến theo dõi sát các động thái đi lại và tập trận của các lực lượng tham gia diễn tập của Nga và Trung Quốc. 
Gần đây, Trung Quốc thường xuyên tuyên bố sẽ xây dựng một quân đội, một hải quân “hàng đầu thế giới”. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã triển khai lực lượng quân đội ở căn cứ tại Djibouti, tích cực xâm nhập và kiểm soát cảng biển các nước khu vực Ấn Độ Dương. Những động thái quân sự mới này của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận và gây cảnh giác cho nhiều nước.(Viettimes)
--------------------

Nga, Tổng thống Mỹ trước "quả bom nổ chậm"

Dự luật cấm vận Nga vừa được Hạ viện thông qua là  một đòn giáng mạnh vào chủ trương chung của Tổng thống Mỹ Donald Trump cải thiện quan hệ với Nga. Theo dự luật này, Quốc hội Mỹ có quyền tước bỏ quyền hạn hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump một khi ông muốn nới lỏng hay hủy bỏ các biện pháp cấm vận Nga. 

trai voi mong muon cua ong donald trump, quan he nga-my chua he co dau hieu giam cang thang

Trái với mong muốn của ông Donald Trump, quan hệ Nga-Mỹ chưa hề có dấu hiệu giảm căng thẳng

Tiên liệu trước sự thất bại không thể tránh khỏi của ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton trước ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump, giới chính trị Mỹ thù ghét Nga đã cài sẵn “quả bom nổ chậm” sẵn sàng được kích nổ để làm thất bại chủ trương cải thiện quan hệ với Nga của chủ nhân mới của Nhà Trắng. Một trong những “quả bom nổ chậm” đó là cáo buộc “Nga can thiệp vào bầu cử ở Mỹ” và quyết định trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga ra khỏi Mỹ. 

“Bom nổ chậm” mang tên “Nga can thiệp vào bầu cử ở Mỹ” đã phát tác

Nếu như trên thực tế có chuyện “Nga can thiệp vào bầu cử ở Mỹ” theo những tuyên bố có tính khẳng định “như đinh đóng cột”, thì với bộ máy an ninh khổng lồ và mạnh nhất thế giới, trong đó có bộ máy an ninh thông tin, chính quyền của Mỹ hoàn toàn có đủ mọi khả năng để vô hiệu hóa sự can thiệp đó. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã từng đặt câu hỏi: nếu ông Obama khẳng định đã biết rõ mười mươi về việc “Nga can thiệp vào bầu cử ở Mỹ” thì vì sao chính quyền ở Washington không hành động gì để ngăn cản hành động trên?

Thậm chí, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn ví chuyện cáo buộc “Nga can thiệp vào bầu cử ở Mỹ” tương tự như chuyện cáo buộc phi lý “Iraq sở hữu vũ khí hóa học” để phát động chiến tranh ở quốc gia này trong năm 2003.

Thế nhưng, với bộ máy truyền thông, an ninh và ngoại giao khổng lồ và kỹ xảo “tẩy não” đối với công luận, câu chuyện “Nga can thiệp vào bầu cử ở Mỹ” đã in dấu ấn sâu đậm vào nhận thức không chỉ của công chúng mà cả các nghị sỹ quốc hội Mỹ. Dấu ấn đó đã được thể hiện ở cuộc bỏ phiếu với số ý kiến đồng thuận chưa từng có về dự luật áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.

Ngày 25/7/2017 Hạ viện Mỹ đã nhất trí thông qua với 419 phiếu thuận và chỉ có 3 phiếu chống, bản dự luật áp đặt các đòn trừng phạt nhằm vào Nga (và cả Iran, Triều Tiên). Tiếp đến, ngày 27/7/2017, với 98 phiếu thuận và 2 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật này. Dự luật sẽ được chuyển tới Tổng thống Donald Trump và ông sẽ có 10 ngày xem xét để quyết định phê chuẩn hoặc phủ quyết. Trong trường hợp Nhà Trắng phủ quyết, dự luật sẽ vẫn trở thành luật nếu 2/3 thành viên của cả hai Viện Quốc hội Mỹ bác bỏ quyết định của tổng thống.

Theo dự luật này, Mỹ sẽ siết chặt trừng phạt Nga do Matxcơva “can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và hành động của họ ở Ukraine và Syria”. Còn Iran và Triều Tiên bị liệt vào danh sách trừng phạt vì các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hỗ trợ khủng bố. 

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới đòn trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga là để làm phá sản các dự án dầu khí của Nga với các công ty ở Mỹ, Đức và một số nước khác nhằm đưa Mỹ chiếm lĩnh thị trường năng lượng châu Âu, trước hết là thị trường khí đốt. Vì thế, cả ở Nga và ở châu Âu đều quan tâm đến các lệnh trừng phạt mới bởi nó cũng nhằm chống lại cả các công ty năng lượng châu Âu vốn đang tham gia vào dự án của Nga.

Theo tin trên trang mạng EurActiv, các đề án và các công ty của EU liên doanh với Nga có thể bị thiệt hại từ dự luật mới cấm vận Nga, gồm có "Blue Stream" (“Dòng khí xanh”) liên doanh giữa Eni và Gazprom; "Nord Stream-2" (“Dòng chảy Phương Bắc") liên doanh giữa Gazprom và nhiều công ty của châu Âu; “Baltic LNG” và “Sakhalin-2” liên doanh giữa Gazprom và tập đoàn Shell; “Caspian Pipeline Consortium” (“Dòng chảy Caspien”) liên doanh giữa Rosneft của Nga và Shell, Eni;   “Zhor Field” liên doanh giữa Rosneft của Nga với BP và Eni; "Shah Deniz" liên doanh giữa BP và "Lukoil" của Nga.

Trong đó, đối thủ chính của ngành năng lượng Mỹ là Tập đoàn khí đốt của Nga “Gazprom” đang kiểm soát 15% nguồn khí đốt thế giới và 70% trữ lượng trên lãnh thổ Liên bang Nga. Trong dự án xây dựng đường ống khí đốt thứ 2 chạy qua đáy biển Baltic có sự tham gia của các công ty đến từ Áo, Pháp, Đức, Hà Lan, Anh. Vì thế, trên thực tế, mặc dù có sự phản ứng mạnh mẽ của các nước Đông Âu như Ba Lan, Litva và Latvia theo chỉ đạo từ Washington, nhưng đến nay dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” vẫn đang được xây dựng vì vẫn có nhiều nước ủng hộ, trước hết là Đức. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel và Thủ tướng Áo Kristan Kern cho rằng việc cung cấp năng lượng cho châu Âu là việc của chính châu Âu chứ không phải của Mỹ. 

Đức và Áo đã không thể che giấu nổi sự thất vọng khi biết rằng cả đảng Dân chủ và Cộng hòa trong lưỡng viện của Quốc hội Mỹ đều thống nhất dự thảo luật về các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Berlin và Vienna lo ngại rằng các biện pháp cấm vận này có thể tác động tiêu cực tới việc cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu. EU cũng phản đối hành động này của Mỹ do lo ngại về những thiệt hại mà các biện pháp trừng phạt này gây ra cho các công ty năng lượng châu Âu.

Trước đó, EU đã từng yêu cầu Washington phải thống nhất với Brussels về các lệnh trừng phạt và đe dọa nếu không sẽ tiến hành các biện pháp đáp trả. Tất nhiên, Mỹ chẳng hề đếm xỉa tới việc hỏi ý kiến của các đồng minh châu Âu và cũng tin rằng EU sẽ không dám “cả gan” đưa ra bất cứ biện pháp đáp trả chống lại Mỹ bởi trên thực tế đến nay Brussels vẫn chưa thể thoát khỏi “vòng kim cô Mỹ”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump bị tước bỏ quyền lực?

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống ở Mỹ năm 2016, ứng cử viên Donald Trump tuyên bố rằng nếu trở thành chủ nhân Nhà Trắng ông sẽ cải thiện quan hệ với Nga và sẽ sẵn sàng hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố. Trên trang Twitter cá nhân, Donald Trump viết: "Quan hệ tốt đẹp với Nga là điều tốt chứ sao. Chỉ có những kẻ ngốc mới cho rằng đối xử tồi tệ với Nga là tốt cho chúng ta!".

ong trump hua sua chua quan he voi nga nhung quan he my-nga hien van chua thoat khoi quy dao cang thang

Ông Trump hứa sửa chữa quan hệ với Nga nhưng quan hệ Mỹ-Nga hiện vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo căng thẳng

Ngay sau khi đắc cử, trong cuộc nói chuyện điện thoại đầu tiên với Tổng thống Nga V.Putin, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ coi Nga là một đối tác chứ không phải là kẻ thù như Tổng thống Mỹ tiền nhiệm Barack Obama từng quan niệm. Tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 vừa qua ở Hamburg, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga V.Putin đã có cuộc trao đổi ý kiến hơn 2 giờ, trong đó hai ông đã thiết lập quan hệ cá nhân và thảo luận về quan hệ Mỹ-Nga. Cuộc gặp được cả hai bên đánh giá tích cực.

Thế nhưng, dự luật cấm vận Nga vừa được hai Viện của Quốc hội Mỹ thông qua là một đòn giáng mạnh vào chủ trương chung của Tổng thống Mỹ Donald Trump cải thiện quan hệ với Nga. Theo dự luật này, Quốc hội Mỹ có quyền tước bỏ mọi quyền hạn hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump một khi ông muốn nới lỏng hay hủy bỏ các biện pháp cấm vận Nga. Rộng hơn, Quốc hộ sẽ có quyền phủ quyết bất kỳ quyết định nào của tổng thống có thể thay đổi đáng kể chính sách đối ngoại của Mỹ trong quan hệ với Nga.

Điều này có thể giải thích được khi nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên Xô trước đây cũng như Liên bang Nga ngày nay, theo đó mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ II không phụ thuộc vào việc ai là chủ nhân Nhà Trắng, mà là phụ thuộc vào quan điểm của “nhà nước ngầm” ở Mỹ cho rằng Liên Xô trước đây và Nga ngày nay là cản trở lớn nhất đối với chiến lược toàn cầu nhằm bá chủ thế giới của Mỹ.

Chiến tranh lạnh chính là để thực hiện mục tiêu mà Mỹ chưa đạt được trong Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau Chiến tranh lạnh, tuy Liên Xô tan rã, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phức hợp bao gồm các biện pháp kinh tế, chính trị, quân sự, thông tin-tư tưởng và chiến tranh tâm lý để làm tan rã nước Nga như một quốc gia có chủ quyền mặc dù Matxcơva đã lựa chọn con đường phát triển hội nhập vào phương Tây.

Nhận định về dự luật mới của Quốc hội Mỹ cấm vận Nga, ngày 27/7/2017 Tổng thống Nga V.Putin nói trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm Phần Lan: “Đã đến lúc nước Nga không thể chịu đựng được mãi cách hành xử như vậy. Tạm thời Matxcơva phải kiểm chế, nhưng không sớm thì muộn chúng tôi sẽ phải có hành động đáp trả” [1].

Trước đó, tại Diễn đàn kinh tế thế giới Saint-Peterbug-2017, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nữ nhà báo Mỹ nổi tiếng Phil McClosland của hãng truyền hình NBC về những cáo buộc Nga “can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ”, Tổng thống Nga V.Putin nói: “Kết quả bầu cử mang lại thắng lợi cho ứng cử viên Donald Trump là do đội vận động tranh cử của Hillary Clinton hành động không hiệu quả. Đó là việc nội bộ của nước Mỹ. Thế mà họ lại đổ lỗi cho "Nga can thiệp". Nước Nga, có liên quan gì ở đây nào? Đã đến lúc, các quý vị hãy chấm dứt cách ứng xử theo lối ngồi lên đầu chúng tôi, vừa rung đùi, vừa nhai kẹo cao su! Hãy chấm dứt ngay đi thói ngạo mạn đó và khi ấy cả các vị và chúng tôi đều sẽ thấy nhẹ nhõm!” [2]

Với những diễn biến mới này, quan hệ Mỹ-Nga dưới thời cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ rất khó được cải thiện, nếu không muốn nói là không thể. Do đó, cục diện chính trị thế giới sẽ còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, khó lường./.(Viettimes)

Tài liệu trích dẫn:

[1] «Невозможно бесконечно терпеть такое хамство»,. https://www.gazeta.ru/politics/2017/07/27_a_10807982.shtml?utm_source=infox.sg&utm_medium=referral&utm_campaign=infox_exchange

[2] Топ высказываний Путина на ПМЭФ https://www.facebook.com/lifenews.ru/videos/1527734327248588/

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958