Ấn Độ đã thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại một hòn đảo ngoài khơi Vịnh Bengal trong ngày 18-1.
Tên lửa Agni-V được phô diễn trong một cuộc duyệt binh tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ năm 2013. - Ảnh: CNN
Thông tin trên được Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong một dòng tweet đăng tải trên mạng xã hội Twitter cùng ngày, theo đài CNN.
Vụ phóng thử diễn ra vào sáng 18-1 tại đảo Abdul Kalam nằm trong Vịnh Bengal ngoài khơi bang Odisha miền đông nước này.
Tên lửa Agni-V là dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa tối tân nhất của Ấn Độ ở thời điểm hiện tại, và việc phóng thử thành công tên lửa này được đánh giá là một "sự cải thiện đáng kể" năng lực quốc phòng của quốc gia Nam Á, đài CNN dẫn lời từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Theo ước tính của Hội liên hiệp các nhà khoa học Mỹ, Ấn Độ hiện sở hữu 120 - 130 đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí của mình.
"Đây không phải là một năng lực mới của quân đội Ấn Độ, mà chỉ đơn giản là một cuộc thử nghiệm trước khi nước này đưa loại vũ khí này vào biên chế hoạt động", Phó giáo sư Vipin Narang - chuyên gia chính trị học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), nói với CNN.
Theo ông Narang, có thể đợt phóng thử lần này là nhằm mục đích kiểm tra hộp phóng, tốc độ phóng, hiệu suất bay cũng như độ chính xác của tên lửa Agni-V, nói tóm lại là một "cuộc kiểm tra kỹ thuật bình thường".(Tuoitre)
Tên lửa Agni-V, do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) Ấn Độ chế tạo, được phóng đi từ tổ hợp bệ phóng số 4 của ITR. Tên lửa Agni-V nặng khoảng 50 tấn, có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường nặng khoảng 1,5 tấn. Tầm bắn của tên lửa này từ 5.000-8.000 km, với độ chính xác cao hơn nhiều so với 3 phiên bản trước đó là Agni-II, Agni-III và Agni-IV.
---------------------------------
Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực
Nhật Bản ký thêm thỏa thuận hợp tác thăm viếng cảng biển với Australia, tương tự như với Ấn Độ. Năm 2018, Nhật sẽ tiếp tục điều tàu sân bay trực thăng Izumo thăm các nước duyên hải Biển Đông và Ấn Độ Dương, đối phó ảnh hưởng của Trung Quốc.
Phong Vân - /
Tàu sân bay trực thăng Izumo Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina
Tờ Mainichi Shimbun Nhật Bản cho hay ngày 18/1, tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ cùng Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ký kết thỏa thuận hợp tác "Cảng đỗ chiến lược". Thỏa thuận này nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa những "quốc gia có pháp chế tự do", tăng cường "chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa". Theo báo Nhật, thông qua thúc đẩy ý tưởng hợp tác "Vành đai, con đường", Trung Quốc đang mở rộng vai trò ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Để chống lại vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản thấy cần thiết phải tăng cường hợp tác với các nước có cùng "quan niệm giá trị chung về dân chủ và pháp chế" như Mỹ, tăng cường giao lưu quốc phòng, nâng cao khả năng hiện diện của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, nhằm bảo vệ tự do đi lại trong khu vực. Mục đích ký kết thỏa thuận hợp tác lần này giữa Nhật Bản và Australia chính là để chống lại vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở các nước duyên hải thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tháng 9/2017, Nhật Bản cũng đã ký kết thỏa thuận "Cảng đỗ chiến lược" tương tự với Anh và Ấn Độ. Ngày 15/1, Nhật Bản và Australia cũng đã ký kết thỏa thuận tiếp cận hai chiều về các chuyến thăm quân sự lẫn nhau, tạo thuận lợi cho nhân viên, trang bị và vật tư của quân đội hai nước nhập cảnh. Thỏa thuận còn cho phép Nhật Bản tiến hành diễn tập quân sự ở cảng Darwin của Australia. Khu vực này từng là căn cứ của quân đồng minh và bị lực lượng đường không hải quân Nhật Bản bắn phá ác liệt trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Việt Nam ngày 20/5/2017.
Giống như năm ngoái, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản năm nay sẽ điều tàu sân bay trực thăng Izumo đến thăm các nước duyên hải khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương. Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn đang cân nhắc cho tàu chiến này tham gia hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden. Liên quan đến tàu sân bay trực thăng, gần đây dư luận Trung Quốc cảm thấy rất lo ngại Nhật Bản có thể cải tạo những tàu này trở thành tàu sân bay thực sự, chở máy bay chiến đấu cánh cố định. Bởi vì, nếu các tàu sân bay trực thăng như Izumo được cải tạo thành tàu sân bay thực sự thì chắc chắn sẽ tạo ra thách thức lớn cho các hành động của quân đội Trung Quốc ở biển gần và biển xa. Cuối năm 2017, nhiều phương tiện truyền thông Nhật Bản như hãng tin Kyodo đã cho hay Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang bàn về vấn đề cải tạo “tàu hộ vệ chở trực thăng Izumo” để nó có thể chở máy bay chiến đấu tàng hình F-35B. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã quyết định đổi một phần trong số 42 máy bay chiến đấu F-35A đặt mua của Mỹ thành F-35B, đồng thời muốn mua bổ sung, cân nhắc viết nội dung liên quan vào Đại cương kế hoạch phòng vệ sắp sửa đổi trong năm 2018. Dư luận Trung Quốc cho rằng Nhật Bản là nước láng giềng, lại coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh lớn nhất. Vì vậy, Trung Quốc sẽ cảnh giác với ý đồ và các động thái phát triển tàu sân bay của Nhật Bản. Theo Chinanews ngày 11/1, những năm gần đây, Nhật Bản ngày càng đẩy mạnh can dự vào vấn đề Biển Đông không ngừng tăng cường hiện diện sức mạnh ở Biển Đông. Từ tháng 5 - 7/2017, tàu sân bay trực thăng Izumo đã tiến hành tuần tra và triển khai 3 tháng ở Biển Đông. Trong thời gian đó, tàu Izumo đã cập cảng Cam Ranh, Việt Nam vào ngày 20/5/2017.
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Việt Nam ngày 20/5/2017.
Trung Quốc luôn lo ngại rằng với tham vọng to lớn của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản sẽ đẩy nhanh sửa đổi Hiến pháp, đẩy mạnh phát triển quân sự, từng bước trở thành cường quốc tàu sân bay, tiến hành cạnh tranh, thậm chí đối đầu quân sự với Trung Quốc, gây khó khăn cho Trung Quốc trong nhiều vấn đề như vấn đề Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc đang tìm cách xây dựng “quân đội hàng đầu thế giới”, nhưng báo chí Trung Quốc lại luôn tìm cách tuyên truyền xấu về Nhật Bản, không muốn Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự. Trung Quốc lo ngại Nhật Bản thay đổi chính sách quốc phòng, đi con đường phát triển quân sự mới, từ đó gây ra cuộc chạy đua vũ trang mới và ngày càng gay gắt. Những ý đồ đằng sau hoạt động tuyên truyền này của Trung Quốc sẽ không thể cản trở các bước tiến của Nhật Bản, vì tình hình khu vực và quốc tế hiện nay đã thay đổi rất lớn.(Viettimes) --------------------------
Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông
Người đứng đầu Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của quân đội Mỹ hôm 18-1 gọi Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và hối thúc các quốc gia khác trong khu vực xây dựng năng lực và hợp tác cùng nhau để đảm bảo tự do và rộng mở trên biển.
Đô đốc Harry Harris, vị quan chức Mỹ vốn được biết tới với những quan điểm cứng rắn rõ rệt đối với sự bành trướng của Bắc Kinh ở biển Đông, lại vừa đưa ra những phát ngôn hết sức thẳng thắn trong cuộc hội thảo an ninh do chính phủ Ấn Độ chủ trì hôm 18-1. Cuộc hội thảo có sự tham gia của tham mưu trưởng Nhật Bản và lãnh đạo Hải quân Ấn Độ.
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris. Ảnh: Press Trust of India
Ba nước, Mỹ, Nhật và Ấn Độ, đang ngày càng lo ngại về thái độ quân sự hung hăng của Trung Quốc trong khu vực và tìm kiếm sự hợp tác xích gần hơn trong cái gọi là "Bộ Tứ", bao gồm cả Úc.
"Tôi cho rằng thực tế Trung Quốc là thế lực gây rối tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, họ là chủ nhân của cái gọi là "thâm thủng niềm tin" mà tất cả chúng ta đã dành những giờ qua để thảo luận"- ông Harris nói, trong đó đề cập tới nội dung của cuộc hội thảo.
Theo trang Press Trust of India, những lời này của ông Harris rõ ràng nhắm tới những hành động xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc tại biển Đông.
Theo lời vị đô đốc, hành động của Bắc Kinh gây bất an cho các nước trải dài trong khu vực, từ Philippines tới Malaysia và Việt Nam. Ông khẳng định, đã đến lúc các nước có các biện pháp mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định hành hải.
"Chúng ta phải sẵn sàng đưa ra những quyết định cứng rắn để đảm bảo khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương duy trì sự tự do, rộng mở và thịnh vượng"- Đô đốc Harris nói. "Điều đó đòi hỏi các nước cùng một mục đích phải phát triển năng lực và thúc đẩy khả năng lẫn nhau".
Theo Kyodo, một nguồn thạo tin về quan hệ Mỹ - Trung hồi năm ngoái tiết lộ Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ cách chức Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, để đổi lấy việc gây thêm sức ép lên Triều Tiên.(NLĐ) ----------------------------------
Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Quốc hội Ukraine vừa thông qua luật mới tuyên bố Nga là nước xâm lược khi ủng hộ cho phe ly khai tại miền đông.
Luật mới được các nghị sĩ thông qua ngày 18.1 định nghĩa các khu vực bị phe ly khai kiểm soát ở Donetsk và Lugansk là "vùng lãnh thổ bị Nga xâm chiếm tạm thời", theo AP. Luật này cũng gọi Nga là một quốc gia xâm lược.
Bên cạnh đó, Ukraine cũng cáo buộc Nga đưa quân sang Donetsk và Lugansk để hỗ trợ phe ly khai và không tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn. Tổng thống Petro Poroshenko ủng hộ luật này và nhấn mạnh hành động trên sẽ giúp Kiev khôi phục quyền kiểm soát miền đông bằng biện pháp chính trị và ngoại giao.
Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày ra thông báo đáp trả khi cho rằng bước đi này thể hiện quyền lực không giới hạn của ông Poroshenko trong việc đàn áp những người bất đồng quan điểm. “Đây rõ ràng là sự chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh”, Bộ Ngoại giao Nga phản pháo.
Bên cạnh đó, Moscow còn cho rằng luật mới của Ukraine đã vi phạm thỏa thuận hòa bình Minsk được ký kết vào năm 2015.
Cuộc xung đột tại miền đông Ukraine nổ ra vài tuần sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào năm 2014. Từ tháng 4.2014 đến nay, cuộc chiến đã làm hơn 10.000 người thiệt mạng, theo AP. Thỏa thuận Minsk được ký vào năm 2015 giúp giảm số thương vong nhưng chiến sự vẫn tiếp diễn trong khi các nỗ lực giải quyết bằng chính trị không mang lại kết quả.(THanhnien)
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc diễn tập oanh tạc cơ trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, không tiến hành quân sự hóa và rút các trang thiết bị quân sự trên các cấu trúc thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển và đạt được nhiều tiến triển thực chất.
Cần Thơ là một trong những địa phương thu hút số lượng lao động đến làm việc lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chính điều này đã khiến nhu cầu tìm việc làm Cần Thơ ngày càng tăng lên rõ rệt. Một câu hỏi được nhiều người lao động đặt ra là kênh tìm kiếm việc làm Cần Thơ nào nhanh và hiệu quả nhất hiện nay?