rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý sáng 23-09-2017

  • Cập nhật : 23/09/2017

Mỹ biến laser thành vũ khí công thủ toàn diện

Không chỉ muốn laser thành vũ khí tấn công, Không quân Mỹ còn có tham vọng biến tia laser năng lượng cao (HELLADS) thành vũ khí đánh chặn cực lợi hại.

Trang Almasdarnews dẫn tuyên bố của Tướng Marshall Webb, chỉ huy Bộ tư lệnh Tác chiến đặc biệt của Không quân Mỹ (AFSOC) cho biết, lực lượng này đã ấn định thời điểm thử nghiệm vũ khí laser HELLADS vào năm 2018.

Hiện vũ khí năng lượng cao này đang được tích hợp và thử nghiệm trên máy bay tấn công mặt đất của AFSOC như AC-130, Tướng Marshall Webb tiết lộ và cho biết thêm rằng.

"Nếu đặt câu hỏi về thử nghiệm HELLADS với các nhà khoa học trong lĩnh vực laser, họ sẽ chia thành hai nhóm. Một nửa tỏ ra hoài nghi, trong khi những người còn lại rất nhiệt tình. Tôi luôn hào hứng ủng hộ việc thử nghiệm vũ khí đặc biệt này".

may bay ac-130 se duoc trang bi vu khi laser cuc manh.

Máy bay AC-130 sẽ được trang bị vũ khí laser cực mạnh.

Theo kế hoạch của AFSOC được vị tướng này tiết lộ, Mỹ muốn thử khả năng điều khiển HELLADS trên máy bay quân sự cỡ lớn và kiểm tra vũ khí này có tác động thé nào đến tính năng khí động học của phi cơ được trang bị.

Tướng Webb cũng đề xuất cấp thêm kinh phí cho chương trình này, sau khi Thượng viện Mỹ thông qua ngân sách quốc phòng 700 tỷ USD cho năm 2018.

HELLADS là sản phẩm của Cơ quan nghiên cứu các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Mục đích của dự án là tạo thiết bị phát laser đạt công suất 150 kilowatt, nhưng có kích thước và khối lượng chỉ bằng 10% các thiết bị có cùng sức mạnh hiện nay.

Không chỉ ấn định thời điểm thử nghiệm vũ khí laser HELLADS cho nhiệm vụ tấn công, AFSOC còn có tham vọng biến laser thành vũ khí phòng thủ độc nhất trên thế giới.

Hiện AFSOC đã mở gói thầu tìm đối tác phát triển hệ thống phòng thủ chủ động năng lượng cao laser để trang bị trên máy bay quân sự nhằm chống lại tên lửa và các hệ thống dẫn đường quang-hồng ngoại của kẻ thù.

Chương trình phòng thủ năng lượng cao được định danh là SHiELD. Với phương pháp phòng thủ của hệ thống SHiELD là chủ động tấn công các mối nguy cơ trên bằng tia laser năng lượng cao trước khi chúng kịp tiếp cận mục tiêu được bảo vệ.

Không quân Mỹ hy vọng, sẽ có một vài nguyên mẫu SHiELD được phát triển để từ đó đánh giá và lựa chọn sản phẩm ưu việt nhất. Tuy nhiên, hiện chưa rõ các hãng chế tạo Mỹ nào sẽ tham gia phát triển SHiELD.

Theo đại diện của AFSOC, các máy bay có thể phát tia laser công suất khoảng vài chục KW cùng hệ thống quang học định hướng sẽ được trang bị trên máy bay quân sự được bảo vệ. Hệ thống bảo vệ này sẽ hoạt động hiệu quả khi máy bay hoạt động ở tốc độ cận âm và chớm vượt tường âm thanh (Mach 0,75-1.2).

Hệ thống SHiELD sẽ được thiết kế để vô hiệu hóa hoặc đốt cháy tên lửa tấn công của đối phương. Nguyên mẫu của SHiELD sẽ được thử nghiệm trước tiên trên một máy bay chiến đấu và máy bay yểm hộ hỏa lực mặt đất AC-130.(Baodatviet)
---------------------

Trung Quốc - Ấn Độ có thể lại làm "láng giềng thân thiết" như xưa?

Nhà báo Cary Huang của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) nhận định, mối quan hệ láng giềng thân hữu một thời giữa Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang bị thử thách bởi cuộc đua giành ngôi vị số 1 châu Á trên trường quốc tế.

So với các quốc gia khác trên thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ có rất nhiều điểm tương đồng. Không chỉ là hai quốc gia châu Á có dân số đông nhất thế giới mà Trung - Ấn còn chia sẻ nền văn minh cổ đại cách đây 5.000 năm. Thậm chí trong thời kỳ hiện đại, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều trải qua giai đoạn bị nước ngoài xâm lược và cùng giành được độc lập vào cuối thập niên 40.

Vì những điểm chung trên, hai quốc gia này đã nhanh chóng thắt chặt mối quan hệ và trở thành anh em của nhau. Trong đó, Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận tính pháp lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Thậm chí, trong chuyến thăm Trung Quốc vào năm 1954, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ là ông Jawaharlal Nehru đã cùng hai nhà lãnh đạo Trung Quốc là Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đưa ra tuyên bố chung "5 quy tắc cùng tồn tại hòa bình". Sau này, bộ quy tắc trở thành một trong những học thuyết ngoại giao hậu chiến tranh được nhiều người biết đến. 

Hiện tại, hai quốc gia đang phát triển và có nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn nhất thế giới cùng có chung ý tưởng tái thiết trật tự thế giới mà Mỹ nắm giữ lâu nay. Gần đây nhất, Trung Quốc và Ấn Độ đã cùng chung tay bảo vệ quá trình toàn cầu hóa kinh tế trong bối cảnh phương Tây thi hành chính sách bảo hộ thương mại thông qua tư cách là thành viên không chỉ trong khối BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải do Trung Quốc đứng đầu mà còn trong giới lãnh đạo G20.

Tuy nhiên, những điểm chung giữa Trung - Ấn đang mờ nhạt dần khi hai cường quốc châu Á cạnh tranh ngôi vị số 1 trong khu vực.

Tình trạng căng thẳng tranh chấp biên giới gần đây giữa Trung Quốc đã phơi bày mối bất hòa kéo dài hàng thập niên qua giữa hai nước cũng như những nghi ngờ liên quan tới chính sách chiến lược của hai bên. Bên cạnh đó, mức độ căng thẳng trong việc tạo tầm ảnh hưởng ở cả trong khu vực và toàn cầu giữa Trung - Ấn cũng ngày càng gia tăng liên quan tới hàng loạt vấn đề bao gồm tranh chấp biên giới, Tây Tạng, thương mại, quân sự và địa chính trị.

Thêm vào đó, cả hai lực lượng quân sự trang bị vũ khí hạt nhân cũng đang đẩy mạnh hiện đại hóa năng lực quân đội với tham vọng xây dựng một trong những hạm đội biển xanh hùng mạnh nhất thế giới, sở hữu một hạm đội tàu sân bay chỉ đứng sau Mỹ. 

Về phần mình, New Delhi xem sự hiện diện tăng cường của hải quân Trung Quốc ở biển Hoa Đông, Biển Đông và Ấn Độ Dương là mối đe dọa an ninh lớn với quốc gia. Thậm chí, Ấn Độ còn vô cùng thất vọng trước việc Trung Quốc ngăn cản đề nghị của New Delhi về việc trở thành một trong những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng ở Nepal và Bangladesh cùng kế hoạch mang tên "Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan" đã khiến Ấn Độ tin rằng, Trung Quốc có ý định bao vây quốc gia này.

Trong khi đó, Bắc Kinh xem việc New Delhi mở rộng quan hệ với Mỹ và Nhật Bản là dấu hiệu cho thấy thái độ thù địch của Ấn Độ với Trung Quốc. Bắc Kinh cũng thất vọng trước việc Ấn Độ từ chối tham gia sáng kiến "Một vành đai, một con đường". Ngoài ra, việc New Delhi đang đóng vai trò ngày càng tích cực trong các vấn đề liên quan tới khu vực Đông Nam Á mà cụ thể là lời kêu gọi tham gia hoạt động tuần tra chung trên Biển Đông do Mỹ tiến hành, khiến Trung Quốc cảm thấy bất an. Về phần mình, Bắc Kinh xem hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông thách thức chủ quyền mà Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố ở vùng biển chiến lược này. 

Trên phương diện địa lý, dãy Himalayas vốn được xem là đường biên giới tự nhiên giữa Trung - Ấn đã không thể cản trở hoạt động trao đổi giữa người dân hai nước trong hàng ngàn năm qua. Nhưng đây hiện là khu vực nhạy cảm an ninh nhất cũng như kéo theo bùng nổ căng thẳng ngoại giao liên tiếp giữa New Delhi và Bắc Kinh. (Infonet)
----------------------------

Thân tín của ông Trump bí mật gặp quan chức cấp cao Trung Quốc

Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon đã bí mật gặp ông Vương Kỳ Sơn, nhân vật quyền lực thứ 6 tại Trung Quốc.

 

cuu chien luoc gia truong nha trang steve bannon - anh: reuters

Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon - Ảnh: REUTERS

 

Theo báo Financial Times ngày 21-9, ông Bannon đã "tạt ngang" Bắc Kinh khi đang trên đường tới Hong Kong dự một hội nghị đầu tư về ngân hàng.

"Người Trung Quốc muốn hỏi ông Bannon mấy câu trước khi ông ta tới Hong Kong về các phong trào dân túy và chủ nghĩa dân tộc kinh tế - hai chủ đề chính trong bài phát biểu ở Hong Kong", báo Financial Times dẫn một nguồn thạo tin giấu tên cho biết.

Chi tiết về cuộc gặp không được tiết lộ, song theo tờ báo của Anh, nó diễn ra hồi tuần rồi.

Ông Bannon được xem là cánh tay phải của Tổng thống Donald Trump trước khi bị ông Trump sa thải ngày 18-8. 

Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng sau đó quay trở về công việc cũ là điều hành tờ báo cánh hữu Breitbart News.

Trong khi đó, người mà ông Bannon được cho là đã gặp, ông Vương Kỳ Sơn, là nhân vật quyền lực thứ 6 tại Trung Quốc. Ông Vương hiện là chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc.

Dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Vương được ví như "đại tướng" trong chiến dịch "Đả hổ, diệt ruồi" tham nhũng do ông Tập phát động. 

Nhân vật này cũng khá quen mặt với các quan chức Mỹ khi xuất hiện trong các cuộc họp kinh tế Mỹ - Trung.

Nếu được xác nhận, cuộc gặp giữa ông Bannon và ông Vương sẽ là một chi tiết đáng lưu ý đối với giới phân tích.

Trong diễn biến khác liên quan, ngày 21-9, ông Sebastian Gorka, một cộng sự làm việc chung với ông Bannon tại Nhà Trắng, tiết lộ bài phát biểu ngày 19-9 của Tổng thống Trump tại Liên Hiệp Quốc thực chất do ông và ông Bannon viết.

Tuyên bố "hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên" nếu bị đe dọa đã khiến bài phát biểu của ông Trump hôm đó bị chỉ trích là hiếu chiến và nguy hiểm.

Đáp lại, Nhà Trắng khẳng định cả ông Bannon lẫn ông Gorka đều không có vai trò gì trong bài phát biểu của tổng thống Mỹ. 

Theo truyền thông phương Tây, tác giả thật sự là ông Stephen Miller, một cố vấn chính sách cấp cao có quan điểm cứng rắn của ông Trump.(Tuoitre)
-------------------------------

Đồng minh Mỹ ủng hộ chiến lược của Nga

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có lời khen ngợi Nga và cho biết sẵn sàng đưa thêm quân sang Syria, hợp tác với Nga chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài sáu năm qua, hãng tin Bloomberg ngày 21-9 cho biết.

Ủng hộ chiến lược của Nga

“Binh sĩ chúng tôi đã chuẩn bị thực hiện chiến dịch bất kỳ lúc nào” - ông Erdogan nói tại Diễn đàn kinh doanh toàn cầu Bloomberg tổ chức ở New York (Mỹ) ngày 20-9. Tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran đã thống nhất về một vùng giảm căng thẳng ở tỉnh Idlib (Bắc Syria) trong sáu tháng, trong thời gian diễn ra hòa đàm Syria ở Astana (Kazakhstan). Vòng hòa đàm tới ở Astana sẽ diễn ra vào cuối tháng 10.

Từ tháng 8-2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai quân đội sang miền Bắc Syria đánh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và lực lượng tay súng người Kurd. Ông Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở rộng hoặc thu hẹp quy mô lực lượng này tùy vào tình hình thực tế và yêu cầu từ Nga, theo Bloomberg. Tổng thống Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ đã thu được kết quả tốt trong hợp tác với Nga ở Syria. Trong khi trước đó, dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, chính quyền Ankara cũng đã bàn bạc rất nhiều về vấn đề này với phía Washington “nhưng không thể đạt được kết quả nào”.

Ông Erdogan cũng có cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21-9 bên lề kỳ họp Đại hội đồng LHQ ở New York. Tuy nhiên, tại Diễn đàn kinh doanh toàn cầu Bloomberg, ông Erdogan lại có vẻ hào hứng hơn về cuộc hẹn ăn tối của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần tới và cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ bàn bạc thêm về vấn đề Syria.

Đồng minh Mỹ ủng hộ chiến lược của Nga - ảnh 1
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái) và Tổng thống Mỹ Trump bằng mặt nhưng không bằng lòng. Ảnh: REUTERS

Đồng minh Mỹ ủng hộ chiến lược của Nga - ảnh 2
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Diễn đàn kinh doanh toàn cầu Bloomberg ở New York (Mỹ) ngày 20-9. Ảnh: REUTERS

Chê Mỹ ngay trên đất Mỹ

Trong khi bày tỏ tin tưởng Nga, ông Erdogan cũng bày tỏ những nghi ngờ với việc Mỹ chọn ủng hộ lực lượng tay súng người Kurd ở Syria (YPG). Tổ chức này vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, bị chính quyền Ankara xem là tổ chức khủng bố.

“Tôi không hiểu tại sao một quốc gia tin vào dân chủ có thể hợp tác với một tổ chức khủng bố, lấy cớ là để tiêu diệt một tổ chức khủng bố khác?” - ông Erdogan phát biểu trước Diễn đàn kinh doanh toàn cầu Bloomberg tổ chức ngay tại New York. Mỹ dẫn đầu liên quân đánh IS ở Syria và Iraq từ năm 2014 và YPG là một trong những đối tác của Mỹ trong cuộc chiến này. Theo ông Erdogan, YPG đã nhận khoảng 3.000 xe chở vũ khí, thiết bị quân sự từ Mỹ, trong đó có xe tăng, xe bọc thép, đạn dược. Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đặt câu hỏi: “Ai có thể đảm bảo các vũ khí hạng nặng có mặt ở Bắc Syria sẽ không chống lại chúng tôi trong tương lai?”.

Thổ Nhĩ Kỳ từng có cùng lập trường với Mỹ, chọn ủng hộ lực lượng phe nổi dậy trong cuộc nội chiến Syria. Tuy nhiên, trước tình hình thực tế phe chính phủ Syria ngày càng thắng thế nhờ sự hỗ trợ của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng ngả sang hợp tác với Nga và Iran, hãng Bloomberg bình luận.

Thái độ ngả sang Nga, cũng như việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 của Nga dù là một thành viên NATO khiến nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi về vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ trong khối quân sự này. Tuy nhiên, ông Erdogan biện bạch sở dĩ Thổ Nhĩ Kỳ tìm đến Nga vì các nước NATO từ chối bán vũ khí cho nước này.(PLO)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958