rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý chiều 20-06-2017

  • Cập nhật : 20/06/2017

Giấc mơ tàu sân bay của Nga đã chết?

Theo tạp chí National Interest, kể từ khi Nga tuyên bố dự án chế tạo tàu sân bay có trọng lượng hàng trăm ngàn tấn, nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài đã không tin Nga có thể làm được.

Hai năm trước, Nga tuyên bố kế hoạch chế tạo một loại tàu sân bay nặng hàng trăm ngàn tấn có thể sánh với tàu sân bay lớp Ford của Mỹ. Song nhiều chuyên gia quốc phóng đã gọi ý tưởng này là không thực tế, bởi chi phí 17 tỉ USD của dự án này là quá cao trong bối cảnh Hải quân Nga đang gặp khó khăn trong việc bảo dưỡng tàu sân bay duy nhất của mình.

tau do doc kuznetsov cua nga la tau san bay duy nhat cua nga hien nay.

Tàu Đô đốc Kuznetsov của Nga là tàu sân bay duy nhất của Nga hiện nay.

Thực tế, kế hoạch quốc phòng 5 năm của Nga từ năm 2020 đến 2025 đề cập đến việc nâng cấp các loại vũ khí hạt nhân, phát triển máy bay chiến đấu và máy bay ném bom mới và chế tạo tàu chiến mới, song tàu sân bay không được đề cập đến. “Nga một lần nữa chú trọng vào việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân mới cùng các loại tàu chiến cỡ nhỏ”, tạp chí Defense News viết.

“Điều đáng chú ý trong kế hoạch 5 năm của Nga đó là việc chế tạo tàu sân bay mới và tàu chiến hạt nhân mới không được đề cập đến. Điều này cho thấy rằng công cuộc phát triển hải quân của Nga một lần nữa gặp trục trặc”, tạp chí này nói thêm.

Cũng trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Vesti của Nga, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người giám sát hoạt động của ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã nói về những chậm trễ trong quá trình đóng tàu sân bay và tàu chiến rằng: “Về mặt công nghệ và kỹ thuật, ngành công nghiệp Nga hoàn toàn có thể chế tạo một loại tàu như vậy, tuy nhiên vấn đề ở đây là liệu sự xuất hiện của chúng có cần thiết hay không”.

“Cần phải nhớ rằng khác với Mỹ, chúng ta không phải là một thế lực trên biển lớn mạnh mà là một cường quốc khu vực. Chúng ta phải tập trung vào nhiều ưu tiên khác quan trọng hơn”, ông Rogozin nói thêm.

Đây là điều mà các chuyên gia phương Tây không ngạc nhiên. “Nga không có một xưởng đóng tàu đủ lớn để chế tạo các tàu kích cỡ lớn (trước đây, phần lớn các tàu chiến lớn của Liên Xô được đóng ở Ukraine), cũng như những kinh nghiệm kỹ thuật cần thiết để chế tạo các động cơ tuốc bin chạy bằng diesel đáng tin cậy”, tạp chí Defense News nói.

Đối với các lực lượng hải quân có tham vọng tầm thế giới, tàu sân bay là một trong những vũ khí rất quan trọng. Tuy nhiên như ông Rogozin đã nói, Nga không phải là một cường quốc trên biển giống Mỹ hay Đế chế Anh trước đây. Trong lịch sử, bộ binh Nga là lực lượng làm nên chiến thắng trước quân Napoleon và Phát xít Đức, chứ không phải Hải quân Nga.

Ngày nay, quân đội Nga chú trọng về độ cơ động trong chiến đấu, nhưng họ chủ yếu tập trung vào việc phát triển lực lượng máy bay chiến đấu. Ông Rogozin cho biết Nga sẽ cho ra mắt một mẫu tàu vận tải hạng trung vào khoảng năm 2023, và một tàu vận tải cỡ nhỏ sẽ xuất hiện vào cuối năm nay. “Đối với quân đội Nga, việc có thể triển khai nhanh chóng tới một khu vực trên thế giới là rất quan trọng. Bằng cách này, chúng tôi có thể đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào, không chỉ bằng quân số mà băng kỹ năng cũng như độ cơ động của mình”, ông nói.(Infonet)
--------------------------------

Trừng phạt cả Nga và Iran, Mỹ “chỉ có thiệt”?

Một chuyên gia người Iran cho rằng nếu dự luật tăng cường trừng phạt cả Nga và Iran được Tổng thống Donald Trump ký thành luật, Mỹ sẽ "chỉ có thiệt" khi tự cô lập mình khỏi cộng đồng quốc tế.

Hôm 14/6, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật áp đặt lệnh trừng phạt mới với Nga trước cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Về phần mình, Nga đã phủ nhận cáo buộc trên.

Lệnh trừng phạt mới được Thượng viện Mỹ đưa ra bao gồm các hình phạt nghiêm khắc hơn nhằm vào ngành công nghiệp quốc phòng, tình báo, khai thác than, vận tải biển và đường sắt cũng như giới hạn các thỏa thuận ký kết với các ngân hàng và công ty năng lượng của Nga.

tong thong my donald trump. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Ngoài ra, Thượng viện Mỹ còn thông qua dự luật tăng cường thêm lệnh trừng phạt mới với Iran. Do đó, nếu Hạ viện thông qua và được Tổng thống Donald Trump ký thành luật, dự luật mới này sẽ áp đặt lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn với các cá nhân và tổ chức liên quan tới chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Tehran cũng như chống lại Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Thậm chí, dự luật này còn yêu cầu Tổng thống Trump ra lệnh đóng băng tài sản của các công ty và cá nhân cung cấp hoặc chuyển giao vũ khí trái phép cho Iran.  

Chia sẻ với Sputnik, chuyên gia hạt nhân Iran Hassan Beheshtipour nhận định dự luật của Thượng viện Mỹ đã đi ngược lại với những nguyên tắc nằm trong Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Nó cũng chứng minh hành động của Washington đang phá hoại tinh thần hợp tác quốc tế.

“Thỏa thuận cuối cùng về chương trình hạt nhân của Iran là yêu cầu Tehran tuân thủ mọi quy định nằm dưới sự kiểm soát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Do đó, không có bất cứ lệnh trừng phạt hay giới hạn nào được đưa ra. Đây là việc nhằm tăng cường quan hệ hợp tác nhưng động thái của Thượng viện Mỹ lại đang tác động xấu tới nỗ lực này”, ông Beheshtipour chia sẻ.

Cũng theo ông Beheshtipour, trên thực tế, việc trong một dự luật mà Thượng viện cùng đưa ra lệnh trừng phạt với cả Nga và Iran cho thấy đảng Cộng hòa muốn tiêu diệt hai con chim chỉ bằng một hòn đá.

“Đại đa số nghị sĩ đảng Cộng hòa muốn tăng cường lệnh trừng phạt với Iran trong khi lệnh trừng phạt chống lại Nga được đại đa số nghị sĩ đảng Dân chủ đồng tình. Đảng Cộng hòa hiện đang muốn giành được sự ủng hộ từ đảng Dân chủ. Đây chính là lý do họ đưa ra cả lệnh trừng phạt Nga và Iran vào một dự luật”, ông Beheshtipour nhận định. 

 

Ông Beheshtipour cho rằng nếu dự luật của Thượng viện được thông qua, đây sẽ là sáng kiến khiến Mỹ chịu “thiệt thòi” và mang lại những hậu quả xấu.

“Hành động này sẽ khiến Mỹ bị cô lập trên trường quốc tế. Mỹ đã vi phạm nhiều thỏa thuận và hiệp định. Song Mỹ sẽ không thể dễ dàng xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân bởi hành động này sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Iran”, ông Beheshtipour nhấn mạnh.

Theo ông Beheshtipour, mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Iran sẽ thực sự bùng nổ trước khả năng Mỹ tăng cường áp đặt trừng phạt với Moscow và Tehran.

Trên thực tế, dự luật của Thượng viện Mỹ sẽ còn thắt chặt các quy định giới hạn hoạt động mở rộng tín dụng cả các cơ quan tài chính Nga. Theo đó, dự luật này có thể giảm kỳ hạn thanh toán đối với các khoản bảo hiểm nợ mới trong lĩnh vực tài chính của Nga từ 30 ngày xuống còn 14 ngày và đối với ngành năng lượng là từ 90 ngày xuống còn 30 ngày.

Theo các chuyên gia tài chính từ công ty đầu tư Aton của Nga, nếu Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt, nền kinh tế Nga cũng sẽ không bị ảnh hưởng lớn.

“Dù dự luật của Thượng viện Mỹ có được thông qua, kinh tế Nga cũng không chịu ảnh hưởng lớn. Việc giảm kỳ hạn thanh toán đối với các khoản bảo hiểm nợ cũng sẽ không gây ra tác động tiêu cực cho các ngân hàng, công ty dầu khí và khí đốt của Nga”, Sputnik dẫn lời giới chuyên gia từ Aton.

Trong khi đó, tờ Politico dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay dù chính quyền của Tổng thống Trump ủng hộ tăng cường trừng phạt Nga nhưng họ cũng lo ngại dự luật mới gây khó khăn trong tiến trình cải thiện và tái thiết quan hệ với Moscow.

Cụ thể trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Ngoại trưởng Rex Tillerson nhấn mạnh: “Tôi muốn Quốc hội đảm bảo rằng bất cứ dự luật nào cũng sẽ cho phép Tổng thống được linh động trong việc phê chuẩn lệnh trừng phạt”.

Trước đó, phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Tillerson cho rằng: “Mỹ cần linh hoạt trong vấn đề liên quan tới Nga. Chúng ta cần có một số kênh để tiến hành đối thoại và điều tôi muốn không phải là cắt đứt toàn bộ các kênh đối thoại”.

Về phần mình, trước thông tin Thượng viện Mỹ thông qua lệnh trừng phạt mới với Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng đây là việc gây phản tác dụng cho mối quan hệ song phương giữa hai nước.

“Dĩ nhiên là hành động này đang làm phức tạp thêm mối quan hệ Nga - Mỹ. Tôi cho rằng nó sẽ gây hại cho quan hệ hai nước”, Tổng thống Putin chia sẻ. (Infonet)
-------------------------------

Qatar ra tối hậu thư yêu cầu dỡ bỏ phong tỏa

Ngày 19/6, Qatar cảnh báo các nước láng giềng Arab đang tìm cách phong tỏa nước này rằng sẽ không đàm phán chừng nào nước này còn bị bao vây.

Phát biểu với báo giới tại thủ đô Doha, Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani tuyên bố các biện pháp nhằm cô lập Qatar của Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain và các nước khác là hành động gây hấn đồng thời nhấn mạnh điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán là chấm dứt các biện pháp này.

qatar ra toi hau thu yeu cau do bo phong toa hinh 1Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani. Ảnh: AFP.

 

Ngoại trưởng Qatar cũng nêu rõ các cuộc đàm phán phải diễn ra văn minh với một nền tảng vững chắc, không phải chịu áp lực hay bị cô lập.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Qatar được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất cảnh báo sự cô lập ngoại giao đối với Qatar có thể kéo dài nhiều năm đồng thời tuyên bố sẽ không có giải pháp nào nếu Qatar không chấm dứt việc hỗ trợ khủng bố.

Ngoại trưởng Qatar tuyên bố nước này không nhận bất kỳ yêu cầu nào từ các nước vùng Vịnh hay từ các nước làm trung gian hòa giải bao gồm Kuwait, Mỹ, Pháp hay Anh. Ngoại trưởng Qatar cũng cho biết ảnh hưởng kinh tế đối với nước này cho đến nay là rất nhỏ song thừa nhận nước này đang không trong điều kiện lý tưởng.

Ngoài ra, ông cũng lưu ý Pháp, Anh hay Mỹ, những nước có mối quan hệ đồng minh tốt với Qatar với một loạt thỏa thuận, cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng vùng Vịnh này một cách gián tiếp.(VOV)
---------------------------------------

Hiểm họa Hồi giáo cực đoan ngày càng rõ tại Đông Nam Á

Đến thời điểm hiện tại, các phần tử Hồi giáo cực đoan vẫn chưa thực hiện được giấc mơ về việc thiết lập một “nhà nước Hồi giáo” ở Đông Nam Á, nhưng những cuộc giao tranh đẫm máu đã kéo dài suốt nhiều tuần ở thành phố Marawi thuộc miền Nam Philippines rõ ràng là một sự cảnh báo về sức mạnh gia tăng của phiến quân trong khu vực.

Maute - một nhóm phiến quân đã thề trung thành với tổ chức khủng bố khét tiếng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) - vẫn chiếm giữ một số phần của Marawi, bất chấp những đợt không kích dữ dội của quân đội Chính phủ Philippines.

Theo tờ Financial Times, những gì đang diễn ra ở Marawi cho thấy sự tàn phá mà những nhóm phiến quân, trong đó có IS, có thể gây ra ở một vùng đất rộng lớn và thiếu sự quản lý chặt chẽ ở Philippines nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

Đáng chú ý, tất cả những điều này diễn ra dưới thời của Tổng thống Rodrigo Duterte, một nhà lãnh đạo có tiếng là cứng rắn trong vấn đề an ninh quốc gia. Đảo Mindanao, nơi có Marawi, cũng là quê của ông Duterte. Giới phân tích nói rằng phiến quân Hồi giáo đang là một vấn đề nóng tại những vùng đất và vùng biển bị buông lỏng quản lý tại các quốc gia quần đảo ở Đông Nam Á, đặc biệt là miền Nam Philippines.

“Những gì chúng ta đang chứng kiến là một cuộc vận động quy mô lớn nhằm tuyển mộ binh sỹ trong khu vực”, ông Sidney Jones một chuyên gia về khủng bố ở Đông Nam Á kiêm Giám đốc Viện Phân tích chính sách xung đột có trụ sở ở Indonesia nhận định. “Đây là khu vực nơi có những vùng đất không được nhà nước quản lý chặt, vũ khí khá sẵn có, và nhiều cuộc nổi dậy giúp đào tạo các chiến binh”.

Việc Philippines chưa thể giành lại Marawi dù đã có hàng trăm người thiệt mạng trong các cuộc giao tranh cho thấy các nhóm Hồi giáo cực đoan đang dịch chuyển về phía châu Á, nhất là Đông Nam Á, trong bối cảnh IS bị thu hẹp lãnh thổ ở Trung Đông.

Châu Á là nơi có dân số theo đạo Hồi đông hơn cả ở thế giới Arab. Indonesia, nước đông dân nhất Đông Nam Á với dân số hơn 250 triệu người, có số người Hồi giáo lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Cuộc khủng hoảng ở Marawi, bắt đầu khi nhóm Maute chiếm thành phố này vào hôm 23/5, diễn ra cùng lúc với những thông tin đáng lo ngại khác về vấn đề khủng bố ở Đông Nam Á.

Mới tuần trước, quân đội Indonesia cảnh báo rằng hầu như tất cả các tỉnh ở quốc gia quần đảo trải dài 5.000 km này cũng có các phần tử Hồi giáo cực đoan hoạt động bí mật. Ngay cả Singapore, đảo quốc nhỏ được quản lý chặt chẽ, cũng tuyên bố đã bắt giữ nữ nghi phạm đầu tiên bị tình nghi nhiễm tư tưởng cực đoan.

Hồi tháng 3, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop từng cảnh báo về khả năng IS có thể đang tìm cách thành lập một “nhà nước Hồi giáo” ở miền Nam Philipines. Tháng 10 năm ngoái, tướng Carlito Galvez, một chỉ huy cấp cao của quân đội Philippines ở Mindanao, nói rằng mối đe dọa từ các nhóm phiến quân thân IS “thực sự rất gần”.

Giữa tháng 4 năm nay, nhà chức trách Philippines thừa nhận 18 phần tử phiến quân đã tới Marawi và hai thành phố lân cận để thực hiện các vụ đánh bom, cướp xe hơi, và sát hại nhân viên an ninh.

Việc IS ngày càng chú trọng Đông Nam Á còn được thể hiện trong một diễn biến vào năm ngoái, khi nhóm này phong Isnilon Hapilon làm thủ lĩnh tại khu vực Đông Nam Á. Hapilon được cho là có mặt cùng với các chiến binh Maute đang cố thủ ở Marawi.

Nhà chức trách Philippines nói rằng nhóm Abu Sayyaf của Hapilon đã gia nhập cùng với nhóm Maute và hàng chục chiến binh ngoại quốc khác trong cuộc chiếm giữ Marawi - một dấu hiệu về những liên minh đang được hình thành giữa các tổ chức cực đoan trong khu vực. Những liên minh như vậy có thể sẽ thu hút thêm thành viên của các tổ chức có vũ trang khác trong các cuộc nổi dậy Hồi giáo đã kéo dài nhiều thập niên ở miền Nam Philippines.

“Vấn đề ở Mindanao có gốc rễ lịch sử và văn hóa, và sẽ mất hàng thế hệ để giải quyết”, nhà phân tích Boo Chanco thuộc tờ Philippine Star phát biểu.

Các nước Đông Nam Á đến nay mới chỉ có một số nỗ lực rời rạc để siết nguồn thu nhập của các nhóm phiến quân như Abu Sayyaf. Thu nhập của các nhóm này chủ yếu đến từ việc bắt cóc tàu bè.

Tháng 4 năm nay, Philippines, Indonesia, và Malaysia đã mở một chiến dịch quân sự chung nhằm chống nạn cướp biển và hoạt động của phiến quân Hồi giáo ở khu vực xung quanh biển Sulu, nhưng chiến dịch này đã diễn ra rất chậm chạp.(VNeconomy)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958