rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý 17-09-2017

  • Cập nhật : 17/09/2017

Nga nói tới hạt nhân khi nhắc nhở Mỹ

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga nói Washington đang "đùa với lửa", xâm phạm tự do ngôn luận và đừng đi quá đà.

Ngày 15/9, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga - bà Valentina Matvienko đã thẳng thắn chỉ trích Mỹ áp đặt nguyên tắc của mình lên toàn bộ thế giới và nhắc nhở Mỹ về khả năng hạt nhân của Nga.

nga nhac nho my ve hat nhan, noi my dang "dua voi lua".

Nga nhắc nhở Mỹ về hạt nhân, nói Mỹ đang "đùa với lửa".

Bà Matvienko cho rằng, Washington đã xây dựng chính sách thù địch đối với Nga. Chưa kể, nỗ lực áp đặt các nguyên tắc của Mỹ đối với toàn bộ thế giới là "trò đùa với lửa".

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga phân tích, Mỹ và đồng minh phương Tây luôn nỗ lực hành động nhằm mục tiêu bảo vệ vị thế thống trị của mình.

Bằng cách can thiệp vào công việc nội bộ của những quốc gia có chủ quyền, chính phương Tây là nguyên nhân chính diễn ra các “cuộc cách mạng màu” tại một loạt nước, trong đó có Ukraine.

Sự can thiệp này có thể là các công cụ kinh tế và sức ép chính trị, thậm chí còn là can thiệp quân sự trực tiếp với chiêu bài “bảo vệ dân chủ”.

Nhưng sản phẩm “xuất khẩu dân chủ” của Mỹ đến quốc gia nào thì người dân ở đó phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn, nghèo đói và chiến tranh.

Hiện nay, Mỹ đang gặp một "hòn đá tảng" cực lớn trên con đường hiện thực hóa tham vọng thống trị thế giới, đó là Nga.

Bởi vậy, Mỹ và phương Tây liên tục tung ra các biện pháp trừng phạt kinh tế, gây chiến tranh thông tin, leo thang căng thẳng trong quan hệ quốc tế... để chống lại Nga.

Bà Matvienko cảnh báo, đối đầu với Nga là Mỹ đang "đùa với lửa".

Bởi Nga và Mỹ là  là hai quốc gia sở hữu kho tên lửa - hạt nhân lớn nhất và lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất.

Không chỉ nhắc tới hạt nhân, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga cũng cho rằng, đáng lẽ Phương Tây từ lâu phải hiểu được việc không thể nói chuyện với Nga về “vị thế sức mạnh.”

Bởi Moscow chỉ chấp nhận đối thoại bình đẳng trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, bình quyền, sẵn sàng nhượng bộ.

Quan điểm của Nga là mỗi quốc gia, dân tộc có quyền tự quyết, không bị can thiệp từ bên ngoài, lựa chọn mô hình dân chủ của mình. Nga phản đối mọi âm mưu độc đoán, áp bức dân chủ, đồng thời ủng hộ đối thoại trung thực và cởi mở.

Nga đáp trả tự do kiểu Mỹ

Phía Nga cũng thêm một lần nữa đánh vào nền dân chủ lâu nay vốn là điều tự hào của nước Mỹ.

Trả lời trước báo chí về các động thái trừng phạt qua lại giữa Nga và Mỹ thời gian gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông, bà Maria Zakharova - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga đã phản ứng rất mạnh mẽ.

Sputnik dẫn lời của bà Zakharova cho rằng, Washington "tự cho mình là người bảo vệ quyền tự do ngôn luận" nhưng thực tế những hành động Mỹ đang làm đối với Nga đang thể hiện điều ngược lại.

Bà phản đối về việc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tiến hành cuộc thẩm vấn ông Andrew Feinberg nhân viên cũ của hãng thông tấn Sputnik nhằm tìm kiếm bằng chứng để cáo buộc hãng tin này vi phạm luật pháp Mỹ về các hãng tin nước ngoài (FARA).

"Sức ép của chính quyền Mỹ với hãng thông tấn Nga là sự vi phạm rõ ràng vào những cam kết quốc tế trong lĩnh vực tự do ngôn luận và hoạt động của các phương tiện truyền thông. Bước đi như vậy của Mỹ là không thể chấp nhận đối với một nhà nước dân chủ" - bà Zakharova nhấn mạnh.

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố: "Chúng tôi giữ quyền có phản ứng đáp trả hành động gây bất bình của phía Mỹ".

Trước đó cổng thông tin Yahoo News dẫn nguồn giấu tên đưa tin Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ đã thẩm vấn nhân viên cũ của Sputnik là Andrew Feinberg trong khuôn khổ cuộc điều tra cho thấy, Sputnik đã đóng vai trò là cơ quan tuyên truyền của Nga.

Điều này là vi phạm  luật pháp Hoa Kỳ về các đại lý nước ngoài (FARA).

my dang chuan bi dieu tra cac co quan truyen thong cua nga.

Mỹ đang chuẩn bị điều tra các cơ quan truyền thông của Nga.

FBI đã nắm được lối truy cập vào các thư tín trao đổi giữa cựu nhân viên Feinberg và cựu nhân viên Sputnik ở Washington là Joseph John Fionda.

Tổng biên tập tờ Sputnik tại Mỹ - ông Mindy Gavasheli cho biết: "Rất tiếc là những thông tin về cuộc điều tra chống lại chúng tôi không làm ai ngạc nhiên, vì ở Mỹ người ta dựng lên bầu không khí chống đối điên cuồng tất cả những gì liên quan đến Nga".

Ông Gavasheli cho biết, đối với giới chức Mỹ, mọi thứ đi cùng chữ "Nga" đều bị soi qua lăng kính gián điệp.

"Chúng tôi là nhà báo và những người làm việc cho chúng tôi chủ yếu là người Mỹ. Chúng tôi tin rằng bất cứ cáo buộc chúng tôi làm công việc gì khác ngoài báo chí đều là sự bịa đặt và dối trá" - ông Gavasheli nhấn mạnh.

Quan hệ ngoại giao giữa Nga và Mỹ vẫn đang trên bờ vực căng thẳng dù hai bên đều thể hiện những nỗ lực có thể để cải thiện.

Ngày 13/9, Mỹ đã ra lệnh cấm các cơ quan Chính phủ nước này loại bỏ các sản phẩm phần mềm bảo mật của công ty Kaspersky Lab của Nga.

Washington cho rằng, công ty an ninh mạng có trụ sở ở Moscow này dễ bị tác động bởi ảnh hưởng của Điện Kremlin và việc sử dụng phần mềm chống virus này có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Lãnh đạo Công ty Kaspersky Lab - ông Evgeny Kaspersky cho biết ông đã chấp nhận lời mời ra điều trần trước Ủy ban Khoa học, không gian và công nghệ của Hạ viện Mỹ. Ông coi đây là cơ hội để công khai trả lời về các cáo buộc liên quan đến công ty và sản phẩm của Kaspersky Lab.(Baodatviet)
----------------------------

Nga thắng thế tại Syria, trúng đậm với 50 tỷ USD bán vũ khí

Trong vài năm tới, Nga phải bàn giao cho khách hàng các vũ khí trang bị trị giá khoảng 50 tỷ USD. Sự tham chiến của Nga ở Syria đã giúp Nga có được các đơn đặt hàng lớn, thị trường vũ khí Nga đã có nhiều thay đổi.

may bay chien dau su-35 nga. anh: cankao.

Máy bay chiến đấu Su-35 Nga. Ảnh: Cankao.

Đơn đặt hàng hơn 50 tỷ USD
Hãng tin AP Mỹ gần đây dẫn lời một "quan chức" tiết lộ Nga hi vọng những vũ khí mới lần đầu tiên dùng thử ở Syria của họ sẽ thúc đẩy xuất khẩu vũ khí tăng mạnh.
Theo quan chức này, khách hàng nước ngoài đặc biệt quan tâm đến những vũ khí mà quân đội Nga đã sử dụng ơ Syria. Từ tháng 9/2015 trở đi, Moscow đã triển khai tác chiến đường không trên lãnh thổ Syria, đã hỗ trợ cho Tổng thống Syria Bashar Assad đảo ngược thế thua, mở rộng khu vực kiểm soát.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho rằng: "Cơ hội thử nghiệm vũ khí trong chiến đấu thực tế không thể đánh giá thấp. Khách hàng đã bắt đầu xếp hàng mua sắm vũ khí đã được kiểm nghiệm tại Syria".
Ông Yuri Borisov tiết lộ, những vũ khí đã được dùng thử lần đầu tiên trong cuộc xung đột ở Syria gồm có máy bay chiến đấu Su-35 và Su-30, máy bay trực thăng vũ trang kiểu mới, tên lửa, hệ thống tác chiến điện tử, vũ khí bộ binh và các trang bị khác.
Là người phụ trách kho vũ khí của quân đội Nga, ông Yuri Borisov cho biết việc dùng thử vũ khí giúp cho các nhà thiết kế có thể phát hiện và loại trừ các sự cố nhanh hơn.
Cục trưởng Cục hợp tác kĩ thuật quân sự Liên bang Nga Dmitry Shugaev ngày 30/8 cũng cho hay tổng kim ngạch đơn đặt hàng vũ khí Nga phải bàn giao trong vài năm tới khoảng 50 tỷ USD.
Tổng kim ngạch tiêu thụ vũ khí năm 2016 của Nga đạt 15 tỷ USD, là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Dự tính, kim ngạch tiêu thụ năm 2017 cũng tương tự như vậy.
may bay chien dau su-30 nga. anh: sina.

Máy bay chiến đấu Su-30 Nga. Ảnh: Sina.

Dmitry Shugaev cho biết máy bay Nga chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, “trang bị lục quân chiếm 30%, hệ thống phòng không chiếm 20%, trang bị hải quân chiếm 6 - 7%”.
Nga cung ứng cho nước ngoài các loại máy bay tiêm kích đã được biết tới như các máy bay chiến đấu Su-30, MiG-29 phiên bản cải tiến, MiG-35 mới; các loại máy bay trực thăng như Mi-35, Mi-28, Mi-17, Ka-52 và máy bay huấn luyện Yak-130.
Dmitry Shugaev còn cho biết: “Về xuất khẩu hệ thống phòng không, được quan tâm nhất là hệ thống S-400, ngoài ra còn có các hệ thống tên lửa như Tor, Buk; các loại trang bị bọc thép như xe tăng T-90, T-90S, các hệ thống vũ khí và thiết bị gây nhiễu điện tử”.
Dmitry Shugaev dẫn dự đoán của chuyên gia cho rằng Nga sẽ chiếm 27% thị phần máy bay quân dụng toàn cầu, cao hơn một chút so với Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga phụ trách quan hệ quân sự quốc tế, ông Alexander Fomin cho biết Nga mong muốn mở rộng tiêu thụ vũ khí tới các nước châu Phi, khôi phục địa bàn đã mất sau khi Liên Xô giải thể.
Các quan chức Nga như Alexander Fomin đã khen ngợi hội chợ vũ khí năm 2017 tổ chức ở ngoại ô Moscow, cho rằng nó có lợi cho thu hút các khách hàng tiềm năng mới.
Do quan hệ với Nga căng thẳng vì vấn đề Ukraine, các nước phương Tây đã không quan tâm đến hội chợ vũ khí lần này. Do việc Nga sáp nhập Crimea và ủng hộ lực lượng dân quân ở miền đông Ukraine, Mỹ và đồng minh đã chấm dứt hợp tác quân sự với Nga và tiến hành trừng phạt Nga.
Ông Alexander Fomin cho rằng phương Tây đóng băng hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga là đã lấy đá đập chân mình. Ông hy vọng quan hệ quốc phòng sẽ có thể được khôi phục. Ông nói: "Chúng tôi luôn mở cánh cửa hoan nghênh tất cả mọi người".
may bay truc thang vu trang ka-52 nga. anh: sina.

Máy bay trực thăng vũ trang Ka-52 Nga. Ảnh: Sina.

Thị trường vũ khí Nga “có tăng, có giảm”
Đánh giá về tình hình xuất khẩu vũ khí của Nga, tờ Thời báo Hoàn Cầu, Tin tức Tham khảo và Sina Trung Quốc gần đây cho hay, có quan chức Nga đầu năm 2017 tiết lộ trong 5 năm qua Nga đã xuất khẩu vũ khí đạt tổng cộng 75,8 tỷ USD. 
Cho đến nay, Nga vẫn là nguồn cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ. Đáng chú ý, Nga có triển vọng ký kết hợp đồng sửa chữa, cải tiến 1.000 xe tăng T-72 cho Ấn Độ, trị giá hợp đồng đạt 1 tỷ USD. Ngoài ra, không loại trừ khả năng đạt được thỏa thuận cung cấp cho Ấn Độ một tàu ngầm hạt nhân Type 971 đang phục vụ trong Hải quân Nga. 
Trước cuối năm 2017, Nga và Ấn Độ sẽ ký kết hợp đồng cung cấp 48 máy bay trực thăng vận tải quân dụng Mi-17B5, trị giá khoảng 1,1 tỷ USD. Ngoài ra, hai nước đã ký kết thỏa thuận Nga cung cấp hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ.
Tuy nhiên, những năm gần đây, sau khi ông Narendra Modi lên nắm quyền, quân đội Ấn Độ mua sắm ngày càng nhiều vũ khí của phương Tây nhất là của Mỹ. Trong nhiều vụ đấu thầu các vũ khí quan trọng, Ấn Độ đã lựa chọn vũ khí Mỹ với giá cả đắt đỏ hơn, chứ không lựa chọn vũ khí Nga với giá rẻ hơn, cho dù Nga cũng có thể đáp ứng nhu cầu của Ấn Độ. 
Không quân Ấn Độ đã mua máy bay vận tải C-17 của Mỹ, chứ không mua IL-476 của Nga. Trong khi đó, giá cả C-17 gấp 3 lần IL-476. Thị phần vũ khí của Nga ở Ấn Độ đang bị thu hẹp do phải cạnh tranh với Mỹ.
Trước mối quan hệ với Mỹ xấu đi hiện nay, bên cạnh xây dựng quan hệ “đồng minh” trong mọi điều kiện thời tiết với Trung Quốc, mua sắm nhiều vũ khí trang bị của Trung Quốc, Pakistan cũng đang quan tâm mua sắm vũ khí trang bị của Nga, nhất là khi quan hệ quân sự Mỹ - Ấn ngày càng mật thiết.
Căn cứ vào một thỏa thuận mở đường cho quan hệ quân sự rộng rãi hơn giữa hai nước, Pakistan đã mua 4 máy bay trực thăng tấn công tiên tiến Mi-35M của Nga, trị giá khoảng 153 triệu USD. Thỏa thuận này đạt được trong chuyến thăm Nga của Tổng tham mưu trưởng quân đội Pakistan vào tháng 6/2016.
may bay van tai il-476 nga.

Máy bay vận tải IL-476 Nga.

Theo quan chức quân đội Pakistan, sau khi trải nghiệm vũ khí Nga, Pakistan sẵn sàng mua nhiều trang bị quân dụng hơn từ Nga. Pakistan cũng có ý định mua sắm hệ thống phòng không S-400 và các trang bị quân dụng khác của Nga. Sĩ quan Pakistan cho biết, Pakistan cũng sẽ cân nhắc mua sắm xe tăng, trực thăng, trang bị điện tử và hệ thống phòng không của Nga.
Trong khi đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, sau hơn 10 năm, Nga đã bắt đầu đối thoại và bán vũ khí công nghệ cao cho Trung Quốc, chẳng hạn bán 24 máy bay chiến đấu Su-35 (2 tỷ USD) và các hệ thống tên lửa phòng không S-400 (ít nhất 1,9 tỷ USD). Nga cũng là nguồn nhập khẩu vũ khí trang bị chủ yếu của Trung Quốc. 
Đáng chú ý, năm 2018 sẽ là năm đỉnh cao của bàn giao vũ khí giữa Nga và Trung Quốc. Phía Nga tiết lộ, hệ thống phòng không S-400 Trung Quốc đặt mua đang được sản xuất, cộng với 16 máy bay chiến đấu Su-35 chưa được bàn giao, cùng với các loại động cơ như D-30KP-2, AL-31F, RD-93.
Trong vài năm qua, Trung Quốc mua vũ khí trang bị của Nga với tổng trị giá 8,338 tỷ USD, chủ yếu là mua sắm động cơ, trong đó động cơ AL-31F là nhiều nhất. Nhưng số liệu không được công khai.
Hơn nữa, Nga đã bàn giao ít nhất 36 động cơ D-30-KP-2 cho Trung Quốc dùng để trang bị cho máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 và phiên bản cải tiến của máy bay ném bom H-6. 
Ngoài ra, năm 2016 Trung Quốc đã tiếp tục đặt mua 224 động cơ D-30-KP-2. Do đó, có thể suy đoán, Trung Quốc sẽ sản xuất ít nhất 50 máy bay vận tải Y-20 trang bị động cơ Nga. Nhưng, gần đây cũng có tin Trung Quốc đang thử nghiệm động cơ nội cho Y-20.
Ngoài động cơ, năm 2016, Nga cũng đã bàn giao 4 máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc. Ngoài ra, trong vài năm qua, Nga đã bàn giao các máy bay trực thăng như Mi-26TS (1 chiếc), Mi-171E (2 chiếc), Ka-32A11VS (5 chiếc) cho Trung Quốc.
xe tang chien dau t-90ms nga.

Xe tăng chiến đấu T-90MS Nga.

Tuy nhiên, cùng với tính năng vũ khí trang bị của Trung Quốc ngày càng tốt hơn, trong tương lai Nga sẽ khó có thể xuất khẩu được nhiều trên thị trường này. Thậm chí, Trung Quốc đang ngày càng vươn lên trở thành một nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thị trường quốc tế. 
Ngoài ra, trong 2 năm qua, bên cạnh các khách hàng truyền thống, vũ khí Nga còn được bán đến những quốc gia trước đây rất ít mua như Ai Cập và Iran.
Sau cuộc đảo chính, chính quyền quân sự Ai Cập không chỉ đối mặt với sức ép chính trị và kinh tế to lớn ở trong nước, mà còn không nhận được nhiều sự giúp đỡ của phương Tây. Vì vậy, Ai Cập đã xích lại gần Nga, mua bán vũ khí trở thành một động lực quan trọng để tăng cường quan hệ chính trị hai nước.
Những năm gần đây, Ai Cập đã lần lượt mua sắm các trang bị của Nga như máy bay chiến đấu MiG-29SMT và máy bay trực thăng vũ trang Ka-52, đồng thời chuẩn bị lắp ráp, sản xuất xe tăng chiến đấu T-90S/SK ở trong nước.
Trong khi đó, Iran luôn muốn mua sắm vũ khí Nga, Iran không thể nhận được trang bị quen dùng của phương Tây nhất là vũ khí Mỹ. Trước đây, do sức ép chính trị của phương Tây, Nga đã kiên trì không bán vũ khí cho Iran. 
Sau khi “lật mặt” với phương Tây, Nga không chỉ đã bàn giao hệ thống phòng không S-300 đã đóng băng trước đó, mà còn bắt đầu bàn giao máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SME cho Iran. Iran đang thông qua mua lượng lớn vũ khí Nga để tiến hành hiện đại hóa quân đội.
Gần đây, Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga Alexander Mikheyev cho biết một nửa vũ khí trang bị xuất khẩu của Nga được xuất cho các nước Bắc Phi, Trung Đông, Trung Quốc và Ấn Độ. Ông cho biết thêm, cạnh tranh trên các thị trường khác gay gắt hơn, bởi vì những nước đó đang sử dụng vũ khí trang bị của Mỹ và châu Âu. 
Trước đó, ông Mikheyev cũng cho biết, năm 2016, Nga đã xuất khẩu hơn 13 tỷ USD vũ khí trang bị cho 50 nước. Đơn đặt hàng hiện nay công ty nhận được khoảng 45 tỷ USD. Nga đang thực hiện khoảng 5.000 hợp đồng quốc tế trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. (Viettimes)
-------------------------

Mỹ đề nghị trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua tên lửa S-400 của Nga

Thượng nghị sỹ có tiếng tăm thuộc đảng Dân chủ Mỹ đã đề nghị nước này thông qua các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì đã mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga.

he thong ten lua s 400 cua nga

Hệ thống tên lửa S 400 của Nga

Tờ Politico dẫn nguồn từ bức thư của thượng nghị sỹ có ảnh hưởng thuộc đảng Dân chủ Ben Cardin hôm 15/9 cho biết, ông đã đề nghị Nhà Trắng áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Ankara và suy nghĩ về tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO.

Chính trị gia Ben Cardin đã cảnh báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga có thể như là một cú đấm vào chính mình vì nó đang vi phạm lệnh trừng phạt của Washington chống lại Moscow.

Theo ông Ben Cardin, trong một bức thư của Bộ trưởng Tài chính Stephen Mnuchina và Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson, được thông qua hồi tháng trước, pháp luật quy định về việc áp dụng biện pháp trừng phạt "chống lại bất cứ ai thực hiện giao dịch lớn trong các lĩnh vực quốc phòng và tình báo của Liên bang Nga".

Ông Cardin nhấn mạnh rằng "đây là những lệnh trừng phạt bắt buộc nhằm ngăn không cho Nga tấn công Hoa Kỳ và các đồng minh trong tương lai".

Theo tờ báo, ông Cardin đã yêu cầu chính quyền của Tổng thống Mỹ Donlad Trump đánh giá việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa S-400 có thể ảnh hưởng đến thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO như thế nào, cũng như sự hỗ trợ của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cho Ankara, trong đó bao gồm cả việc bán vũ khí.

Hôm 13/9, Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự cho biết Moscow và Ankara đã đạt được thỏa thuận về cung cấp hệ thống tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ và hai bên đã ký kết hợp đồng. Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thông báo rằng, Ankara đã tiến hành thanh toán đợt đầu tiên cho đơn hàng tên lửa S-400 với Nga.

Ngay sau khi Nga và Thổ Ký kết hợp đồng, người phát ngôn Lầu Năm góc Johnny Michael tuyên bố, một hệ thống phòng thủ tên lửa tương thích với NATO vẫn là sự lựa chọn tốt nhất để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ trước các mối đe dọa trong khu vực, và Washington rất quan tâm tới việc các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 của Nga.

S-400 là hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga hiện nay. Nó có thể sử dụng ba loại tên lửa khác nhau, có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không ở khoảng cách gần hoặc xa. Nó được thiết kế để có thể theo dõi và định vị nhiều mục tiêu cùng lúc.(Infonet)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958