rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý 01-12-2017

  • Cập nhật : 01/12/2017

Trung Quốc đồn trú chiến đấu cơ phi pháp ở đảo Phú Lâm

Truyền thông nhà nước Trung Quốc mới đây đưa tin không quân nước này đã triển khai nhiều chiến đấu cơ J-11B đến đảo Phú Lâm tập trận phi pháp.

Trong một chương trình mới đây, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) trình chiếu cảnh nhiều chiến đấu cơ J-11B xuất hiện tại đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

Các máy bay được nhìn thấy nằm trong nhà chứa hoặc chuẩn bị cất cánh trên đường băng ở đảo Phú Lâm. Không những thế, CCTV còn đưa tin một số máy bay của không quân Trung Quốc đã tiến hành huấn luyện không chiến ở Biển Đông để thích ứng môi trường biển sâu và nâng cao năng lực tác chiến biển xa.

chien dau co j-11b don tru phi phap o phu lamchup tu clip

Chiến đấu cơ J-11B đồn trú phi pháp ở Phú LâmCHỤP TỪ CLIP

Thời gian qua, máy bay chiến đấu Trung Quốc được nhìn thấy xuất hiện ở đảo Phú Lâm vài lần qua ảnh vệ tinh. Mới đây nhất, vào đầu tháng 4, Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, Mỹ) đã công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy một chiến đấu cơ J-11 có mặt ở Phú Lâm.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, những chiến đấu cơ J-11 được nhìn thấy vài lần trước là phiên bản J-11BH của hải quân, trong khi loại chiến đấu cơ xuất hiện trong chương trình của CCTV là phiên bản J-11B của không quân. Đây có thể là lần đầu tiên không quân Trung Quốc triển khai phi đội chiến đấu cơ đến Phú Lâm và cũng là lần đầu tiên một số lượng lớn chiến đấu cơ nhiều đến thế được nhìn thấy xuất hiện ở hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.

 

chien dau co trung quoc duoc trien khai de tap tran phi phapchup tu clip

Chiến đấu cơ Trung Quốc được triển khai để tập trận phi phápCHỤP TỪ CLIP

Vào đầu tháng 9, sau khi Trung Quốc tuyên bố tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tuyên bố đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông. 

"Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Quốc, nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không lặp lại các hành động tương tự, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ vào lúc đó.(Thanhnien)
---------------------

Mỹ cảnh báo chính quyền Triều Tiên sẽ bị hủy diệt nếu có chiến tranh

Mỹ đe dọa giới lãnh đạo Triều Tiên về hậu quả nếu chiến tranh nổ ra, sau khi Bình Nhưỡng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

dai su my tai lien hop quoc nikki haley. anh: afp.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley. Ảnh: AFP.

"Chúng tôi chưa bao giờ mong muốn có chiến tranh với Triều Tiên. Nếu chiến tranh nổ ra, nó sẽ là do những hành động hung hăng như chúng ta đã chứng kiến ngày hôm qua", đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói trong một cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

"Và nếu chiến tranh nổ ra thì chắc chắn chính quyền Triều Tiên sẽ bị hủy diệt hoàn toàn", Haley nói thêm, theo Reuters.

Bà cho biết Mỹ đã thúc giục Trung Quốc cắt nguồn cung cấp dầu cho Triều Tiên. Tổng thống Mỹ Trump ngày 29/11 điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cho biết sẽ có thêm các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Triều Tiên sáng 29/11 phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15. Quả đạn đạt độ cao 4.475 km, tầm xa 960 km và thời gian bay 54 phút, được coi là tên lửa bay cao nhất và có tầm bắn xa nhất của Bình Nhưỡng.

Chính quyền Trump nhiều lần nói rằng họ cân nhắc tất cả phương án trong việc đối phó với chương trình vũ khí và hạt nhân của Triều Tiên, bao gồm cả phương án quân sự. Tuy nhiên, họ vẫn thích giải pháp ngoại giao hơn.(VNexpress)

my-canh-bao-chinh-quyen-trieu-tien-se-bi-huy-diet-neu-co-chien-tranh-1

Tầm bắn bao trùm lãnh thổ Mỹ của tên lửa Hwasong-15.
------------------------

Thủ tướng Campuchia sang Trung Quốc tìm viện trợ

Đối mặt với các chỉ trích từ các nước phương Tây sau khi đảng chính trị đối lập bị giải thể, Thủ tướng Hun Sen đang tìm kiếm sự ủng hộ thay thế từ Trung Quốc.

 

thu tuong campuchia hun sen (trai) bat tay voi chu tich trung quoc tap can binh trong mot lan gap mat ben le tai jakarta, indonesia - anh: afp

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một lần gặp mặt bên lề tại Jakarta, Indonesia - Ảnh: AFP

 

Ngày 29-11, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã lên đường sang Bắc Kinh, nơi ông dự kiến nhận được các cam kết đầu tư và viện trợ mới từ Trung Quốc.

"Chúng tôi muốn có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Mekong. Chúng tôi còn muốn thêm nhiều nhiều con đường, những đoàn tàu lửa, thậm chí cả tàu điện trên không. Đó là những thứ chúng tôi muốn cho tương lai" - ông Sry Thamrong, trợ lý thân cận của ông Hun Sen, nói với các phóng viên tại sân bay quốc tế Phnom Penh ngày 29-11.

Quyết định giải thể đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) ngày 16-11 đã vấp phải những chỉ trích và lo ngại từ nhiều nước phương Tây. 

Thậm chí Mỹ lập tức tuyên bố ngừng viện trợ cho cuộc tổng tuyển cử năm 2018 của Campuchia và dọa thực thi thêm các biện pháp cứng rắn hơn. Liên minh châu Âu (EU) đe dọa kết thúc chương trình miễn thuế cho hàng hóa của Campuchia.

Mỹ và EU là hai thị trường nhập khẩu lớn của Campuchia, lần lượt chiếm 29% và 43% giá trị dệt may xuất khẩu, theo số liệu từ Tổ chức Lao động quốc tế. Năm 2015, dệt may chiếm 80% giá trị xuất khẩu của Campuchia, cán mức 6,8 tỉ USD. 

Một sự điều chỉnh chính sách của Mỹ và EU có thể ảnh hưởng đến những con số đẹp đẽ đó. Nguy cơ như vậy đang ngày hiển hiện sau khi CNRP bị giải thể.

"Chúng tôi đang cân nhắc và xem xét lại một cách rất thận trọng các chính sách đối với Campuchia" - Đại sứ Mỹ tại Campuchia William Heidt không giấu giếm ý định khi nói với Đài VOA.

Đèn xanh từ Trung Quốc...

Trong khi đó, sự hiện diện của Bắc Kinh đang ngày càng dày đặc ở Campuchia.

Sự quay lưng của Mỹ và EU có thể dẫn tới sự bỏ mặc của các định chế tài chính do những nước này dẫn đầu, như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) tại Campuchia. 

Nhưng các ngân hàng của Trung Quốc và do Trung Quốc dẫn dắt sẵn sàng lấp vào những khoảng trống đó, với những điều kiện ít ràng buộc chính trị.

hoc sinh campuchia om chan dung ong tap can binh, vay co trung quoc khi ong den tham campuchia hoi thang 10-2016 - anh: afp

Học sinh Campuchia ôm chân dung ông Tập Cận Bình, vẫy cờ Trung Quốc khi ông đến thăm Campuchia hồi tháng 10-2016 - Ảnh: AFP

 

Báo cáo năm 2016 của IMF cho thấy nợ nước ngoài của Campuchia là gần 5,5 tỉ USD, trong đó Trung Quốc chiếm tới 70% (khoảng 3,9 tỉ USD).

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2016 đã giúp Campuchia thoát khỏi khoản nợ 90 triệu USD, đi kèm với một cam kết viện trợ quân sự. 

Ít ai biết được đằng sau hành động tưởng chừng hào phóng đó, Trung Quốc đã mặc cả thêm vài dự án khác ở Campuchia, và hẳn nhiên, Bắc Kinh có toàn quyền quyết định.

Thực tế, những diễn biến chính trị gần đây ở Campuchia nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc. Trong lúc Phnom Penh bị phương Tây chỉ trích về việc CNRP bị giải thể, Bắc Kinh cho rằng đó là "nỗ lực bảo vệ sự ổn định chính trị của Phnom Penh", và rằng nó "sẽ giúp đất nước đạt được sự phát triển kinh tế, dẫn dắt người dân đối mặt với các thách thức trong lẫn ngoài nước".  

...Và lá thư Hun Sen gửi Donald Trump

"Đối với tôi, ngài là một tổng thống tuyệt vời", Thủ tướng Campuchia viết trong lá thư gửi tới Tổng thống Mỹ Trump. Bằng cách nào đó, nó đã được lan truyền trên mạng xã hội Campuchia những ngày gần đây.

Nhưng lá thư không hẳn tràn ngập những lời ca ngợi, kêu gọi đầu tư hay xóa nợ của Mỹ. Nó giống như một sự cảnh báo, một lời nhắc đầy khéo léo của ông Hun Sen.

"Chúng tôi luôn mong ngài sẽ luôn khỏe mạnh, thực hiện tất cả những dự định của bản thân, vì đất nước và người dân của ngài. 

Chính sách của ngài đã thay đổi nhưng đại sứ quán Mỹ và những nhà ngoại giao của ngài ở Phnom Penh dường như vẫn chưa bắt kịp điều đó

Thủ tướng Hun Sen viết trong lá thư gửi đến Tổng thống Mỹ Donald Trump

Phnom Penh cáo buộc CNRP, dưới sự hỗ trợ và xúi giục của Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia, đã toan tính lật đổ ông Hun Sen. Tại nước Mỹ, CNRP nhận được tiếng nói ủng hộ của các nghị sĩ Cộng hòa, đảng của ông Trump.

Giới chuyên gia phân tích rằng ông Trump sẽ chẳng quan tâm mấy đến vấn đề chính trị nội bộ của Campuchia. Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng sau vụ CNRP bị giải thể và tất cả chỉ dừng ở đó.

Khi ông Hun Sen tuyên bố không ngại Mỹ cắt mọi khỏi viện trợ, rằng hành động đó "sẽ không giết chết Chính phủ Campuchia, mà chỉ giết chết một nhóm những người đang phục vụ cho các chính sách của Mỹ", ông biết mình đang đứng ở đâu để nói điều đó.(Bảo Duy - Tuổi Trẻ)
---------------------------------

Ấn Độ cảnh báo lực lượng biên phòng về phần mềm Trung Quốc

Theo tờ The Times of India ngày 29.11, Cục tình báo Ấn Độ khuyến cáo lực lượng đóng tại khu vực giới tuyến với Trung Quốc không sử dụng hàng chục ứng dụng điện thoại có thể biến thành công cụ do thám.

Giới tình báo lo ngại Trung Quốc có thể đang thu thập thông tin về tình hình đồn trú của các binh đoàn đóng dọc theo giới tuyến dài 4.057 km, trong đó có một số khu vực đang tranh chấp.

Vì thế, cấp chỉ huy đã ra lệnh cho binh sĩ xóa những ứng dụng đáng ngờ hoặc định dạng lại thiết bị. Danh sách khuyến cáo gồm khoảng 40 ứng dụng phổ biến có nguồn gốc từ Trung Quốc như WeChat, Truecaller, Weibo, UC Browser, UC News… trên cả hai hệ điều hành Android lẫn iOS.

Thông tin từ phía tình báo được đưa ra vào thời điểm lực lượng hai bên dọc theo giới tuyến vẫn duy trì tình trạng cảnh giác cao theo sau giai đoạn căng thẳng liên quan đến vấn đề cao nguyên Doklam hồi giữa năm 2017.

Trước đó, không quân Ấn Độ đã yêu cầu mọi sĩ quan, phi công và gia đình của họ tránh sử dụng các thiết bị điện tử của hãng Xiaomi (Trung Quốc).

Phía Trung Quốc chưa có phản ứng về các thông tin trên.(Thanhnien)
-------------------------

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958