Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Quanh đi quẩn lại vẫn nhà thầu Trung Quốc - Tại sao?

Hàn Quốc muốn thay đổi hiệp ước tên lửa với Mỹ để có thể nâng trần lượng thuốc nổ trong các đầu đạn tên lửa do nước này phát triển.
Các chiến đấu cơ F-35B của Mỹ tập trận chung với các máy bay F-15K của Hàn Quốc ngày 31-8 - Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Reuters, văn phòng tổng thống Hàn Quốc hôm nay (2-9) phát đi thông báo cho biết tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in đã nhất trí thay đổi một hiệp ước chung giữa hai nước quy định về giới hạn trong việc phát triển tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc.
Nhà Trắng cho biết ông Trump cũng đã nhất trí "về mặt lý thuyết" về thương vụ trị giá nhiều tỉ USD mua khí tài quân sự Mỹ của Hàn Quốc.
Hàn Quốc muốn nâng cao các quy định trần về kỹ thuật trong phát triển tên lửa của nước này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước nguy cơ an ninh từ Triều Tiên.
Thông cáo của Nhà Xanh (phủ tổng thống Hàn Quốc) cho biết: "Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về nguyên tắc thay đổi quy định hướng dẫn về tên lửa theo mức mong muốn của Hàn Quốc, chia sẻ quan điểm cần thiết phải tăng cường năng lực quốc phòng của Hàn Quốc nhằm đối phó với các hành vi khiêu khích và đe dọa của Triều Tiên".
Về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến tranh Triều Tiên giai đoạn 1950-1953 chỉ kết thúc trong đình chiến mà không có một hiệp định hòa bình.
Theo hiệp định song phương được sửa đổi năm 2012 giữa Mỹ và Hàn Quốc, Hàn Quốc chỉ được phát triển các loại tên lửa đạn đạo với tầm bắn tối đa là 800 km (500 dặm) và lượng thuốc nổ trong đầu đạn nhiều nhất là 500 kg.
Hàn Quốc nói muốn thay đổi hiệp định này để tăng mức trần của lượng thuốc nổ trong đầu đạn tên lửa.
Nhà Trắng cho biết hai nhà lãnh đạo Mỹ, Hàn cũng cam kết tiếp tục gây áp lực mạnh mẽ về ngoại giao và kinh tế lên Triều Tiên và tiến hành mọi chuẩn bị cần thiết để chống lại các nguy cơ từ Bình Nhưỡng.
Nhà Trắng không đả động tới hiệp định song phương tự nguyện giữa hai bên, nhưng cho biết hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng và nâng cao năng lực phòng thủ của Hàn Quốc. (Tuoitre)
-----------------------------
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể sẽ leo thang thành một cuộc xung đột quân sự lớn và đề xuất đối thoại “không điều kiện” là giải pháp cần thiết hiện nay.
“Tôi phải nói một vài lời về tình hình trên bán đảo Triều Tiên, nơi căng thẳng gia tăng gần đây và tình hình đang bên bờ vực chiến tranh. Nga tin rằng chính sách gây áp lực lên Bình Nhưỡng để buộc họ dừng chương trình tên lửa hạt nhân là sai lầm và vô ích” - hãng tin Sputnik ngày 1-9 dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Nga cho biết thêm Moscow và Bắc Kinh đã xây dựng một “lộ trình giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên với mục tiêu nhằm thúc đẩy giảm căng thẳng dần và tạo ra một cơ chế cho hòa bình cùng an ninh lâu dài”.
“Các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên cần phải được giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan mà không đi kèm bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Các động thái khiêu khích, áp lực, lời lẽ xúc phạm và quân phiệt sẽ là một con đường không có lối thoát” - ông Putin nói.
Hồi tháng 6, Nga và Trung Quốc đã đề xuất kế hoạch giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Theo đó, kế hoạch yêu cầu Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân và song song đó, Mỹ-Hàn phải chấm dứt các cuộc tập trận quân sự chung. Giải pháp này nhận được sự ủng hộ của Đức nhưng bị Mỹ bác bỏ. Trong khi đó, Triều Tiên không đưa ra phản ứng.(PLO)
-------------------------
Ngày 2/9, tờ Tokyo Shimbun của Nhật Bản dẫn một nguồn tin từ Bình Nhưỡng cho biết, CHDCND Triều Tiên đã đặt mục tiêu tăng dự trữ dầu mỏ của nước này lên 1 triệu tấn trong bối cảnh cộng đồng quốc tế siết chặt các lệnh trừng phạt.
Quyết định này được nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra tại một cuộc họp của Ủy ban Các vấn đề nhà nước diễn ra hồi tháng 4 vừa qua.
Báo trên lưu ý lượng dự trữ dầu mỏ theo mục tiêu đề ra chiếm khoảng 1/2 - 2/3 tổng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu hàng năm của Triều Tiên. Được biết, mỗi năm Triều Tiên nhập khẩu khoảng 1,5 triệu – 2 triệu tấn dầu mỏ, trong đó hơn 90% nhập từ Trung Quốc.
Sau quyết định trên, số lượng các trạm xăng dầu bị đóng cửa tại Bình Nhưỡng tăng vọt, dẫn đến giá nhiên liệu tăng cao. Gần đây, giá dầu tại Triều Tiên có xu hướng tiếp tục tăng, dấy lên đồn đoán chính quyền Bình Nhưỡng hạn chế nguồn cung xăng dầu vào thị trường. Theo tờ Tokyo Shimbun, các quan chức cấp cao Bình Nhưỡng thậm chí bị hạn chế mức nhiên liệu cho ô tô và phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp tư nhân.
Mới đây, Triều Tiên đã quyết định hủy Triển lãm Hàng không quốc tế theo kế hoạch ban đầu được tổ chức trong ngày 23 – 24/9 tới, tại thành phố miền Đông Wonsan. Động thái này được cho là nhằm tránh lãng phí nhiên liệu máy bay trong bối cảnh Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) siết chặt các lệnh trừng phạt Triều Tiên do nước này liên tiếp tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa.
Ngày 5/8 vừa qua, LHQ đã thông qua nghị quyết áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên liên quan đến 2 vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của Bình Nhưỡng trong tháng 7. Nghị quyết do Mỹ soạn thảo, đã cấm Triều Tiên xuất khẩu than, sắt, quặng sắt, chì, quặng chì và hải sản.
Nghị quyết cũng cấm các nước tăng số lượng lao động Triều Tiên ở nước ngoài hiện nay, cũng như cấm các hình thức liên doanh mới với Triều Tiên và bất cứ hoạt động đầu tư mới nào trong các công ty liên doanh hiện tại với nước này.
Nghị quyết bổ sung 9 cá nhân và 4 thực thể của Triều Tiên vào danh sách trừng phạt, buộc họ phải chịu sự đóng băng tài sản toàn cầu và bị cấm đi lại. Dự kiến, các biện pháp trừng phạt này có thể làm sụt giảm 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên, vốn đang ở mức 3 tỷ USD hàng năm.
Theo một số nguồn tin, Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy cộng đồng quốc tế bổ sung các lệnh trừng phạt nói trên, trong đó có lệnh cấm các nước xuất khẩu dầu mỏ đến Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng phóng một tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ Nhật Bản cuối tháng 8 vừa qua.(TTXVN)
Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Quanh đi quẩn lại vẫn nhà thầu Trung Quốc - Tại sao?
Mỹ tung đòn độc phá vỡ liên kết Nga-Israel; Ông Dmitry Rogozin: Quân đội Nga không thể đứng thứ 2; Myanmar: Đụng độ đẫm máu, gần 400 người chết
Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Chuyên gia Trung Quốc - Tập trận nhằm dọa dùng vũ lực với Việt Nam
Chuyên gia phát triển hệ thống web portal chuẩn SEO, chất lượng cao
Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến
www.webdesign.vn
Hotline: 098 300 6168
Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao
www.webdesign.vn
Hotline: 098 300 6168
Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...
www.tinkinhte.com
Quảng cáo: 098 300 6168
Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển
www.tinsuckhoe.com
Hợp tác: 090 620 7650
Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...
www.tinphapluat.com
Hợp tác: 090 620 7650
Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...
www.fashion365.vn
Hợp tác: 0127 399 6475
Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...
www.congnhadep.com
Tư vấn: 098 206 9958
Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...
www.kientrucxanh.net
Tư vấn: 098 206 9958
Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...
www.phongthuy24h.com
Hợp tác: 098 206 9958
Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...
www.thietkenhadan.com
Hợp tác: 098 206 9958
Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...
www.maylocnuocgiadinh.com
Hợp tác: 098 206 9958