rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý chiều 14-11-2017

  • Cập nhật : 14/11/2017

Lộ diện khí tài mới trang bị cho tàu Gepard 3.9?

Tàu hộ vệ tên lửa 012 - Lý Thái Tổ đã được nâng cấp trước khi sang Thái Lan dự Diễn tập AMNEX-1 và Duyệt binh tàu quốc tế IRF 2017.

Trong bức ảnh chụp khi con tàu rời bến, với góc nhìn từ phía sau, có thể nhận ra một thiết bị mới được tích hợp vào phía trước khoang chứa máy bay trực thăng, khí tài này có nắp chụp khá lớn trông giống như một loại radar dẫn bắn.

thiet bi "la" lan dau xuat hien tren tau ho ve ten lua gepard 3.9

Thiết bị "lạ" lần đầu xuất hiện trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9

Hình ảnh khác chụp vị trí tương tự của tàu Gepard 3.9 trong Lễ duyệt binh kỷ niệm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam hôm 2/5/2015, với góc nhìn từ trái sang, dễ dàng nhận thấy rõ sự khác biệt.

tau ho ve ten lua gepard 3.9 trong le duyet binh hai quan

Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 trong lễ duyệt binh hải quân

Theo các chuyên gia, khí tài này nhiều khả năng chính là thiết bị liên lạc kết nối với vệ tinh (tên tiếng Anh là Communications Satellite, đôi khi được viết tắt là SATCOM).

Liên lạc vệ tinh được ứng dụng trong quân đội rất rộng rãi, có thể kể đây vài ví dụ như Hệ thống chỉ huy và điều khiển toàn cầu (Global command and control systems), các vệ tinh liên lạc MILSTAR, DSCS, FLTSATCOM của quân đội Mỹ, mạng lưới vệ tinh của các nước NATO, Nga hay Trung Quốc...

Rất nhiều vệ tinh quân sự hoạt động ở trên băng tần X, cá biệt một số còn sử dụng sóng radio UHF để truyền dẫn, trong khi đó MILSTAR tận dụng cả giải Ka.

Ứng dụng rộng rãi nhất của vệ tinh là hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) sử dụng cho công tác cho dẫn đường cả trong quân sự lẫn dân sự.

Có một mạng lưới 24 đến 32 vệ tinh trong quỹ đạo trung bình trái đất, quay đều vòng quanh hành tinh trong những đường bay chồng chéo lên nhau cho mục đích này.

Chúng sử dụng vi sóng tần số khoảng 1,57542 GHz và 1,2276 GHz. 

Máy thu trên mặt đất nhận lấy tín hiệu từ 4 vệ tinh đồng thời, thông qua bộ vi xử lý để tính toán và hiển thị chính xác vị trí theo dạng kinh độ và vĩ độ.

thiet bi tren nhieu kha nang do viet nam tu che tao va lap dat, boi vi chiec gepard thu ba vua ban giao cung khong duoc nga trang bi khi tai nay

Thiết bị trên nhiều khả năng do Việt Nam tự chế tạo và lắp đặt, bởi vì chiếc Gepard thứ ba vừa bàn giao cũng không được Nga trang bị khí tài này


Hiện nay Việt Nam đã có trên quỹ đạo vệ tinh viễn thông địa tĩnh VinaSAT 1 và vệ tinh viễn thám VNREDSat-1, có thể phục vụ công tác truyền hình ảnh trực tiếp từ tàu về sở chỉ huy, cung cấp ảnh viễn thám độ phân giải cao.

Với thiết vị liên lạc SATCOM công suất lớn, chiến hạm sẽ làm tốt hơn vai trò tàu chỉ huy cho cả biên đội, tạo ra mạng lưới tác chiến rộng khắp và có tính bảo mật cao. (Baodatviet)
---------------------------------------

3 tàu sân bay Mỹ tập trận, Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân

Triều Tiên hôm 13-11 cảnh báo rằng việc triển khai 3 nhóm tàu sân bay tác chiến Mỹ xung quanh bán đảo Triều Tiên có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân bất cứ lúc nào.

Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ja Song Nam khẳng định trong lá thư gửi Tổng thư ký LHQ Antonio Gutteres rằng cuộc tập trận chung giữa 3 tàu sân bay Mỹ với tàu chiến Hàn Quốc khiến tình hình đang diễn ra ở đảo Triều Tiên "tồi tệ hơn bao giờ hết", viện dẫn lý do khí tài hạt nhân được Mỹ triển khai trong tình trạng sẵn sàng tấn công,

Ba nhóm tàu sân bay tác chiến Mỹ hiện đang tập trận với tàu chiến Hàn Quốc ở phía Tây Thái Bình Dương. 

Lần gần đây nhất 3 nhóm tàu sân bay tác chiến Mỹ tập trận chung ở Tây Thái Bình Dương là vào năm 2007.

3 tau san bay my la uss ronald reagan, uss nimitz va uss theodore roosevelt tap tran chung voi tau chien han quoc hom 12-11. anh: ap

3 tàu sân bay Mỹ là USS Ronald Reagan, USS Nimitz và USS Theodore Roosevelt tập trận chung với tàu chiến Hàn Quốc hôm 12-11. Ảnh: AP

 

Hàn Quốc tuyên bố cuộc tập trận chung nói trên,  dự kiến kết thúc vào ngày 14-11, là một lời đáp trả đối với các hành vi khiêu khích bằng tên lửa của Triều Tiên và để quốc gia này thấy được sức mạnh vượt trội của liên quân Washington-Seoul.

Tuy nhiên, ông Ja cho rằng Mỹ mới chính là quốc gia gây leo thang căng thẳng, đồng thời cáo buộc Hội đồng Bảo an LHQ làm ngơ trước "các cuộc tập trận hạt nhân của Mỹ" mà ông mô tả là "đe dọa đến an ninh và hòa bình quốc tế".

ong ja song nam. anh: reuters

Ông Ja Song Nam. Ảnh: Reuters

 

Căng thẳng Washington-Bình Nhưỡng leo thang sau các vụ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên cũng như những lời lẽ đe dọa lẫn nhau giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tổng thống Donald Trump từng đe dọa sẽ "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu cần. Đáp lại, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cảnh báo Tổng thống Donald Trump sẽ phải "trả giá đắt".

Ở một diễn biến khác, Ủy ban đình chiến quân sự thuộc Bộ Tư lệnh LHQ hôm 14-11 khẳng định binh lính Triều Tiên tìm cách đào tẩu sang Hàn Quốc 1 ngày trước đó đã bị nhiều đồng đội bắn bị thương.

Ủy ban này còn cho biết thêm rằng binh lính bị bắn đã được phẫu thuật và thông tin này đã được thông báo cho quân đội Triều Tiên.

Cuộc điều tra vụ việc nói trên đang được tiến hành.(NLĐ)
-------------------------------

Mỹ dựng lá chắn sống bảo vệ Israel khỏi tên lửa Iran

Sự hiện diện thường trực của Hoa Kỳ ở Israel nhằm tăng cường khả năng phát hiện và bảo vệ Israel khỏi mối đe dọa trên không.

SF ngày 13/11 dẫn nguồn tin quốc phòng cho biết, Mỹ và các quan chức Israel đã đạt được một thỏa thuận lịch sử. Mỹ sẽ thiết lập một căn cứ quân sự thường trực tại Israel.

Theo nguồn tin trên, căn cứ này có thể chứa hàng chục binh sĩ Mỹ cùng các phương tiện quân sự.

Các quan chức Israel cho biết, căn cứ của Mỹ được xây dựng như một cơ sở độc lập nằm tại miền Nam Israel, gần Beersheba. Căn cứ bao gồm các doanh trại quân đội, khu giải trí và nhiều tiện nghi khác.

"Hàng chục binh sĩ của đồng minh Mỹ sẽ được đóng quân ở đây vĩnh viễn. Họ là một phần của lực lượng đặc nhiệm Mỹ", Chuẩn tướng Zvika Haimovich, Chỉ huy cao cấp của IAF nói.

Theo Haimovich, sự hiện diện thường trực của Hoa Kỳ ở Israel nhằm tăng cường khả năng phát hiện và bảo vệ Israel khỏi các mối đe doạ từ trên không.

"Mục đích của họ (đặc nhiệm Mỹ) tại căn cứ không phải là huấn luyện hay tập thể dục. Họ là một phần trong nỗ lực chung giữa Israel và Mỹ nhằm duy trì và tăng cường khả năng phòng thủ của chúng tôi", tướng Haimovich nhấn mạnh.

vi tri xay dung can cu quan su cua my tai israel

Vị trí xây dựng căn cứ quân sự của Mỹ tại Israel

Thiếu tướng John Gronski, Phó Chỉ huy Lực lượng Cảnh vệ Quốc gia Mỹ tại Châu Âu cho biết, căn cứ mới này sẽ là nơi đóng quân đầu tiên của một đơn vị quân đội Hoa Kỳ trên đất Israel.

"Mỹ và Israel đã cùng nhau lập kế hoạch, cùng nhau luyện tập. Và bây giờ, với việc thiết lập căn cứ mới này, những tương tác quan trọng này sẽ xảy ra hàng ngày. Những phi công Israel, những người lính Mỹ sẽ sống và làm việc cùng nhau", Thiếu tướng John Gronski nói.

Khi tình hình ở khu vực leo thang, căn cứ này dự kiến ​​sẽ giúp Israel bảo vệ chống lại mối đe doạ tên lửa của Iran và Hezbollah. Động thái này cũng cho thấy một cam kết của Mỹ nhằm hỗ trợ Israel trong trường hợp có xung đột mới trong khu vực.

Nó cũng xoa dịu Tel Aviv sau khi Mỹ và Nga đi đến thỏa thuận chung về Syria mà không đề cập tới vấn đề Iran và Hezbollah. Nói cách khác, để đồng minh thân cận nhất của mình yên lòng, Mỹ chấp nhận dựng lá chắn sống tại Israel trước mối đe dọa từ Iran và Hezbollah.

Trước đó, trả lời báo giới trước thềm cuộc họp thường kỳ nội các, Bộ trưởng Hợp tác khu vực Israel Tzachi Hanegbi tỏ ra thận trọng khi đề cập tới thỏa thuận giữa Mỹ và Nga.

Hanegbi tuyên bố thỏa thuận này chưa đáp ứng những yêu cầu rõ ràng của Israel về việc không tạo bất cứ điều kiện nào cho các lực lượng Hezbollah hay Iran tiến vào khu vực biên giới Syria-Israel.

Ông Hanegbi nói Israel đã thiết lập "lằn ranh đỏ" và sẽ nghiêm túc thực thi nó.

Bộ trưởng Hanegbi có ý nói đến các cuộc tấn công của Israel nhằm vào vũ khí của Hezbollah hoặc Iran tại Syria, hoặc đáp trả những hành động khiêu khích từ phía khu vực cao nguyên Golan do Syria kiểm soát.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng khẳng định sẽ đáp trả mạnh mẽ những hành động nhằm gây tổn hại cho Israel.

Theo giới phân tích, việc Washington quyết định thiết lập căn cứ quân sự thường trực tại Israel là một nước đi đa tác hiệu, vừa giải toả nỗi lo của Tel Aviv, vừa cảnh báo những hành động khiêu khích của Tehran.

Một thế lực quân sự hiện diện trên lãnh thổ của quốc gia thù địch ngay sát nách sẽ khiến Tehran phải kiềm chế và kiểm soát hành động của mình.(Baodatviet)
--------------------------

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đến Vân Nam 4 lần trong hơn 1 năm

Trong hơn 1 năm, ông Thường Vạn Toàn đến khu vực biên giới tây nam 4 lần cho thấy Trung Quốc đang coi bảo vệ biên giới tây nam là trọng điểm trong chính sách quốc phòng của nước này.

ong thuong van toan, bo truong quoc phong trung quoc (ben phai) den van nam thi sat. anh: sohu.

Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc (bên phải) đến Vân Nam thị sát. Ảnh: Sohu.

Tờ Tân Kinh báo Trung Quốc ngày 10/11 cho hay gần đây, ông Thường Vạn Toàn, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã đến tỉnh Vân Nam để điều tra nghiên cứu công tác biên phòng.
Khi đó, ông Thường Vạn Toàn nhấn mạnh, nội hàm của biên phòng thời đại mới rất phong phú, chức năng đang mở rộng, yêu cầu đang tăng lên, cần phải quán triệt nghiêm túc đường lối xây dựng "phòng thủ biên giới, hải đảo và bầu trời hiện đại, vững mạnh" do Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra.
Ông Thường Vạn Toàn yêu cầu ứng phó thỏa đáng với các "thách thức mới", phát huy đầy đủ các ưu thế về chế độ, về kinh tế và về quân sự của Trung Quốc, thể hiện bằng hiệu quả thực tế trong xây dựng biên phòng vững chắc.
Trong chuyến đi này, ông Thường Vạn Toàn đã đến châu Đức Hoằng, tỉnh Vân Nam, nơi tiếp giáp với bang Shan của Myanmar. Tại đây, ông đã thị sát đơn vị biên phòng, thăm người dân địa phương, mặc quân phục quan sát khu vực biên giới. Ông còn thị sát trung tâm phòng thủ liên hợp của ủy ban biên phòng châu Đức Hoằng.
Theo các nguồn tin, đây là lần thứ 4 ông Thường Vạn Toàn đến Vân Nam trong 1 năm rưỡi qua. 2 tháng trước, từ ngày 15 đến ngày 16/9, ông cũng đến huyện Mãnh Lạp, châu Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, tổ chức cuộc gặp cấp cao biên giới với Bộ trưởng Quốc phòng Lào Chansamone Channhalat.

trung quoc giao luu bien phong voi lao. anh: sohu.

Trung Quốc giao lưu biên phòng với Lào. Ảnh: Sohu.

Khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Lào đã cùng tham dự các hoạt động giao lưu hữu nghị, quan sát tuần tra liên hợp giữa đơn vị biên phòng của quân đội hai nước và đã ra thông cáo báo chí. Ông Trần Chiếu Hải, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Chiến khu miền Nam và ông Từ Tây Thịnh, chính ủy không quân Chiến khu miền Nam cũng tham dự các hoạt động này.
Theo thông cáo, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao giữa quân đội hai nước, kiện toàn cơ chế hợp tác, đi sâu hợp tác thiết thực, tăng cường phối hợp đa phương; tiếp tục triển khai giao lưu, hợp tác hữu nghị biên phòng, hoàn thiện cơ chế giao lưu, làm phong phú nội dung hợp tác, định kỳ tổ chức các hoạt động như tuần tra chung, chống khủng bố liên hợp, cùng bảo vệ hòa bình, ổn định biên giới.
Trước đó, tháng 2/2017, ông Thường Vạn Toàn cũng đến Vân Nam để tiến hành điều tra nghiên cứu công tác biên phòng ở châu Đức Hoằng, tỉnh Vân Nam.
Khi đó ông Thường Vạn Toàn đã ra chỉ thị cho mặt trận biên phòng: Nhận thức rõ và đầy đủ tình hình phức tạp, nghiêm trọng của an ninh Trung Quốc hiện nay.
Ông yêu cầu tuyến đầu biên giới phải lĩnh hội sâu sắc một loạt chỉ thị quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về tăng cường công tác phòng thủ biên giới, hải đảo, nhận thức rõ và đầy đủ tình hình phức tạp, nghiêm trọng của an ninh Trung Quốc. 

bo truong quoc phong trung quoc thuong van toan den tinh van nam thi sat. anh: sohu.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đến tỉnh Vân Nam thị sát. Ảnh: Sohu.

Đối với vị trí đặc biệt của tỉnh Vân Nam, ông Thường Vạn Toàn nói, Vân Nam nằm ở khu vực biên giới phía tây nam Trung Quốc, có ưu thế địa lý độc đáo, có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn cục chiến lược an ninh và phát triển của Trung Quốc. 
Trước đó nữa, tháng 6/2016, ông Thường Vạn Toàn cũng đến các khu vực như Phổ Nhị, Lâm Thương của tỉnh Vân Nam để điều tra, nghiên cứu công tác biên phòng.
Khi đó, ông đã đến một trạm gác, trạm kiểm tra biên phòng, tuyến đường tại cửa khẩu, thăm binh sĩ biên phòng, tìm hiểu tình hình sẵn sàng chiến đấu, trực chiến. Thường Vạn Toàn đã nhấn mạnh đến vấn đề biên giới, đó là: Vân Nam nằm ở khu vực biên giới tây nam, vị trí đặc biệt, tình hình biên giới phức tạp, nhiệm vụ quản lý, kiểm soát và xây dựng biên giới nặng nề.
Được biết, hợp tác giữa quân đội, cảnh giác Trung Quốc với các nước như Myanmar, Lào luôn được tăng cường. 
Từ tháng 8 – 9/2017, bang Rakhine, Myanmar xảy ra gần 100 vụ tấn công, ít nhất hơn 30 nhân viên an ninh, quan chức chính phủ và dân thường thiệt mạng. 
Theo Tân Hoa xã, tháng 9/2017, Sứ quán Trung Quốc tại Myanmar đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho Hội chữ thập đỏ Myanmar, giúp đỡ người dân lang thang nay đây mai đó do các vụ tấn công bạo lực ở khu vực Rakhine gây ra.

bo truong quoc phong trung quoc thuong van toan den tinh van nam thi sat. anh: sohu.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đến tỉnh Vân Nam thị sát. Ảnh: Sohu.

Đầu tháng này, Trung Quốc đã trao tặng cho Lào một lô dụng cụ dò, quét mìn và trang bị phòng hộ. Trước đó, Trung Quốc còn viện trợ xây dựng Trung tâm huấn luyện kỹ năng y tế lâm sàng cho quân đội Lào. 
Ngoài ra, theo giới thiệu của trang web Đặc khu 4 miền đông bang Shan, Myanmar, trong thời gian diễn ra Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, quân đội và cảnh sát địa phương đã triển khai, điều động 715 binh sĩ, triển khai nhiệm vụ tuần tra ở cửa khẩu quan trọng trên tuyến đầu biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar, tấn công tội phạm qua biên giới và bảo vệ an ninh biên giới.(Viettimes)
-------------------------------------

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958