rss - tinkinhte.com

Chuyên gia: Trung Quốc mới là đối thủ số một của Mỹ, không phải Nga

  • Cập nhật : 26/03/2017

Những phát biểu thể hiện lập trường cứng rắn trước Trung Quốc của Donald Trump cho thấy rằng tân tổng thống Mỹdù chưa có kinh nghiệm về ngoại giao nhưng hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng hiện nay Trung Quốc chứ không phải Nga, mới là đối thủ chiến lược số một của Mỹ.

chien dau co su-30 ho tong may bay nem bom chien luoc h-6k trung quoc tap tran tai tay thai binh duong

Chiến đấu cơ Su-30 hộ tống máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc tập trận tại tây Thái Bình Dương

Do đó, tuy ông Trump đã “giết chết” Hiệp định TPP  và Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã tuyên bố chấm dứt chiến lược “xoay trục về châu Á” mà tổng thống Obama đã khởi xướng nhưng nhiều khả năng chính quyền Donald Trump vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi những đường lối chính được vạch ra trong chiến lược xoay trục bởi những lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ ở châu Á vẫn chưa hề thay đổi.

Từ góc nhìn của Bắc Kinh, rõ ràng những động thái chính trị – ngoại giao của Mỹ trong thời gian gần đây thể hiện ý đồ ngăn chặn Trung Quốc mở rộng sức ảnh hưởng ở Châu Á của Mỹ. Tuy chính phủ Mỹ từ trước tới giờ đều phủ nhận điều này nhưng trên thực tế quan điểm cho rằng Mỹ cần phải kiềm chế Trung Quốc đã và đang nhận được nhiều sự ủng hộ của các học giả và nhà nghiên cứu chính sách ở Mỹ trong những năm gần đây. Nhưng liệu kiềm chế Trung Quốc có phải là cách thức tốt nhất để Mỹ duy trì vị thế độc tôn hiện nay của mình ở châu Á hay không?

Để trả lời câu hỏi trên, chuyên gia Ngô Di Lân đưa ra hai luận điểm chính. Một là, cần phân biệt rõ ràng hai mục tiêu sau: (1) Kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và ngăn chặn tham vọng bá quyền (hegemonic ambition) của Trung Quốc ở châu Á nói chung và (2) Ngăn chặn các nỗ lực đơn phương nhằm mở rộng lãnh thổ (territorial expansion) của Trung Quốc ở Biển Đông. Hai là, trong tương lai gần chỉ có mục tiêu ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là thật sự cần thiết và khả thi.

Mỹ kiềm chế Trung Quốc như với Liên Xô?

Cha đẻ của chính sách kiềm chế trong Chiến tranh Lạnh là nhà ngoại giao Mỹ George Kennan – tác giả của “Bức điện dài” (Long Telegram) và bài viết “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô” (Sources of Soviet Conduct) lừng danh. Trong hai bài viết kinh điển này, Kennan đã lập luận rằng nguồn gốc của mâu thuẫn Mỹ-Xô chủ yếu xuất phát từ tư duy đối ngoại dựa trên nỗi bất an truyền thống của người Nga trước các mối đe doạ từ bên ngoài.

Để bảo vệ lãnh thổ rộng lớn mênh mông của mình, các nhà lãnh đạo Nga từ trước tới giờ luôn phải đề phòng, cảnh giác trước mọi mối hiểm hoạ lớn nhỏ. Vì vậy người Nga không có văn hóa thỏa hiệp như người Mỹ-Anh mà thay vào đó có tư duy chiến đấu “một mất, một còn” để đảm bảo an ninh. Do đó, theo Kennan, cách tốt nhất để Mỹ đối phó với Liên Xô là thực thi một chiến lược kiềm chế kiên trì và dài hạn với mục tiêu chính là ngăn chặn khuynh hướng mở rộng của Liên Xô ở phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở các trận địa trọng yếu như Tây Âu và Đông Á.

Tại thời điểm đó, Kennan cho rằng nếu Mỹ có thể áp dụng triệt để chiến lược này với Liên Xô một cách lâu dài và bền bỉ thì hệ thống Liên Xô sẽ từ từ suy yếu và tan rã. Có lẽ đây cũng là mong muốn của những người đang kêu gọi Mỹ kiềm chế Trung Quốc, mà trong đó GS. John Mearsheimer (ĐH Chicago) là một trong những tiếng nói có trọng lượng và uy tín nhất. Là người sáng lập ra trường phái tân hiện thực tấn công (offensive realism), Mearsheimer cho rằng mọi cường quốc đều theo đuổi mục tiêu tối đa hoá quyền lực của mình bởi trong một thế giới vô chính phủ (anarchy), quốc gia nào càng mạnh thì càng đảm bảo được an ninh của mình. Theo ông, một quốc gia sẽ chỉ thực sự an toàn trong một thế giới vô chính phủ khi nó là bá quyền (hegemon) duy nhất trong hệ thống. Khi mà Mỹ đang là bá quyền duy nhất hiện nay rồi và Trung Quốc có tham vọng trở thành bá quyền thứ hai ở châu Á thì rõ ràng xung đột lợi ích giữa hai bên là không thể tránh khỏi.

Những học giả có khuynh hướng “diều hâu” như Mearsheimer cho rằng Trung Quốc càng mạnh thì định nghĩa vệ lợi ích quốc gia của nước này càng rộng. Theo lẽ tự nhiên, Trung Quốc sẽ muốn có nhiều sự tự do để tùy ý hành động và muốn có nhiều sự kiểm soát hơn đối với các khu vực kế cận để đảm bảo an ninh của mình.

Trên thực tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cho thấy tham vọng xây dựng một “hạm đội hải dương xanh” đủ mạnh để có thể bảo vệ vùng nước duyên hải Trung Quốc đồng thời kiểm soát được những vùng biển trọng yếu nhất trên thế giới như hải quân Mỹ đang làm. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đang phát triển các vũ khí “chống tiếp cận” (anti-access), nhằm giới hạn tầm hoạt động của quân đội Mỹ ở châu Á và làm suy yếu khả năng răn đe của Mỹ, đặc biệt trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất (first island chain) trải dài từ đảo Okinawa ở Nam Nhật Bản cho tới Biển Đông.

ten lua trung quoc khai hoa trong cuoc tap tran

Tên lửa Trung Quốc khai hỏa trong cuộc tập trận

binh si trung quoc trong mot dot tap tran quy mo lon

Binh sĩ Trung Quốc trong một đợt tập trận quy mô lớn

chien ham trung quoc phong ten lua trong cuoc dien tap thuc binh tren bien

Chiến hạm Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc diễn tập thực binh trên biển

trung quoc da bat dau bien che may bay chien dau the he nam j-20 cho khong quan

Trung Quốc đã bắt đầu biên chế máy bay chiến đấu thế hệ năm J-20 cho không quân

Trong một tương lai xa hơn, khi Trung Quốc đã đủ mạnh về cả mặt kinh tế lẫn quân sự rồi, rất có thể nước này sẽ dùng thế mạnh quân sự của mình để uy hiếp các đồng minh Mỹ trong khu vực, đẩy Mỹ vào tình thế rất khó: một là bảo vệ đồng minh và chấp nhận rủi ro chiến tranh với Trung Quốc, hai là bỏ rơi các đồng minh của mình và đối mặt với nguy cơ toàn bộ hệ thống liên minh toàn cầu của mình bị tan rã.

Dù trường hợp nào xảy ra đi nữa thì đây cũng là một viễn cảnh thua-thua cho phía Mỹ. Hơn nữa, một khi Trung Quốc trở thành một siêu cường toàn cầu như Mỹ, rất có thể nước này sẽ can thiệp vào khu vực châu Mỹ, đặc biệt là Nam Mỹ, vốn là sân sau của Mỹ. Điều này sẽ buộc Mỹ phải phân tán sự tập trung và lực lượng của mình, do đó làm suy yếu các cam kết an ninh của Mỹ ở các khu vực trọng yếu khác.

Dù siêu cường Trung Quốc có thân thiện đi chăng nữa, một nước Trung Quốc hùng mạnh vẫn là cái gai trong mắt của Mỹ bởi Bắc Kinh sẽ có tiếng nói quyết định trong những vấn đề ở châu Á. Nếu như vậy thì Mỹ sẽ càng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc để đạt được những mục tiêu quan trọng của mình như phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, v.v… Do đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc trong bất kì trường hợp nào vẫn là mối đe doạ lớn đối với lợi ích cốt lõi của Mỹ là duy trì vị thế siêu cường độc tôn của mình ở châu Á-Thái Bình Dương.

Trên cơ sở đó, Mearsheimer đề xuất phía Mỹ triển khai chiến lược kiềm chế tương đối giống với những gì Mỹ đã thực hiện trong suốt chiều dài của Chiến tranh Lạnh để đối phó với Liên Xô. Cụ thể hơn, Mearsheimer cho rằng Mỹ cần xây dựng một tập hợp lực lượng để tạo ra đối trọng với Trung Quốc. Nói cách khác, Mỹ cần phải dẫn đầu một liên minh các quốc gia chống lại Trung Quốc bằng việc nâng cao năng lực quốc phòng cho những nước láng giềng đang có mâu thuẫn với Trung Quốc và thậm chí can thiệp quân sự để hỗ trợ những nước này nếu không còn lựa chọn nào khác.

Có hai câu hỏi lớn có thể đặt ra đối với khuyến nghị chính sách trên. Một là, liệu kiềm chế thành công Trung Quốc có phải là một nhiệm vụ khả thi hay không? Nói cách khác, Mỹ có thể áp dụng được chiến lược này để ngăn chặn Trung Quốc như họ đã từng làm với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh hay không? Hai là, giả sử việc kiềm chế Trung Quốc khả thi đi nữa thì liệu kiềm chế Trung Quốc có phải là một hành động cần thiết để Mỹ bảo vệ lợi ích của mình ở châu Á hay không?

Theo quan điểm của Ngô Di Lân, xét về tính khả thi và hiệu quả, cần phải nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng một chiến lược kiềm chế toàn diện sẽ có tổn phí rất lớn trong khi nhiều khả năng sẽ không có tác dụng đối với Trung Quốc.

Thứ nhất, chỉ vì chính sách kiềm chế có tác dụng trong Chiến tranh Lạnh không có nghĩa là ngày nay nó sẽ có hữu hiệu đối với Trung Quốc vì thời thế đã thay đổi và Trung Quốc không phải là Liên Xô. Trung Quốc ngày nay tuy là một cường quốc hạt nhân và là cường quốc quân sự thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ, nhưng ít ra tại thời điểm này nó chưa trở thành một siêu cường với tham vọng toàn cầu như Liên Xô.

Trung Quốc chưa tìm kiếm đồng minh để chống Mỹ, cũng chưa đưa quân can thiệp vào sân sau của Mỹ như Liên Xô đã từng làm. Trung Quốc cũng chưa có một hệ tư tưởng với sức hút toàn cầu hay một mô hình phát triển đủ hấp dẫn để lôi kéo các quốc gia ra khỏi trật tự thế giới Mỹ. Mặt khác, nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ lại có sự lệ thuộc rất lớn vào nhau và Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của rất nhiều các nước châu Á nên việc kiềm chế Trung Quốc sẽ có tổn phí rất cao mà khó mang lại hiệu quả.

Hơn nữa, cần nhớ rằng để Mỹ có thể kiềm chế được Trung Quốc thì nước này buộc sẽ phải nhận được sự hợp tác từ các quốc gia láng giềng của Trung Quốc. Tuy nhiên trên thực tế thì gần như chẳng có nước nào hiện nay sẵn sàng đứng về phe Mỹ và chống Trung Quốc một cách tuyệt đối. Kể cả những nước bị đe doạ an ninh nghiêm trọng nhất nếu Trung Quốc độc chiếm được Biển Đông như Philippines... cũng vẫn chưa sẵn sàng để làm điều này. Dù quan hệ Việt-Mỹ đã trở nên nồng ấm hơn rất nhiều trong những năm gần đây, Hà Nội sẽ không cho phép hải quân Mỹ sử dụng cảng Cam Ranh như một căn cứ quân sự, lại càng không bao giờ tham gia vào một liên minh đối phó Trung Quốc của Mỹ (thực tế Việt Nam đã và đang thực thi chính sách Ba không, đây chỉ là quan điểm chủ quan của tác giả bài viết).

Đồng minh Philippines của Mỹ dưới thời tổng thống Duterte tuy sẽ không cắt đứt quan hệ với Mỹ nhưng đã cho thấy rằng họ sẵn sàng hàn gắn quan hệ với Trung Quốc sau những bước đi cứng rắn của chính quyền Aquino, dù điều này làm phật lòng Mỹ. Vì vậy, nếu chiến lược kiềm chế mà Mearsheimer đề xuất yêu cầu Mỹ xây dựng một cấu trúc liên minh tựa như NATO ở châu Á thì gần như nó sẽ chắc chắn thất bại bởi những đối tượng hiện nay có nhiều lý do nhất để tham gia vào liên minh này cũng là những nước lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều nhất và muốn tránh chọc giận Bắc Kinh nhất.

chien dau co xuat kich tu tau san bay my

Chiến đấu cơ xuất kích từ tàu sân bay Mỹ

quan doi my tap tran do bo voi dong minh nhat ban

Quân đội Mỹ tập trận đổ bộ với đồng minh Nhật Bản

my cung thuong xuyen tap tran chung voi quan doi dong minh philippines

Mỹ cũng thường xuyên tập trận chung với quân đội đồng minh Philippines

Hơn nữa, bản thân các sử gia vẫn còn tranh luận về tính hiệu quả của chiến lược kiềm chế trong Chiến tranh Lạnh. Nếu như ngày đó tổng bí thư Andropov rồi Chernenko không lần lượt ra đi để Gorbachev lên nắm quyền ở Liên Xô thì chẳng có gì đảm bảo rằng Chiến tranh Lạnh sẽ kết thúc hay chủ nghĩa xã hội sẽ tan rã ở châu Âu. Hơn nữa, bản thân các nhà lãnh đạo phương Tây lúc đó cũng hết sức ngạc nhiên và sửng sốt khi Gorbachev liên tiếp thoả hiệp với Mỹ và khoanh tay đứng nhìn khi Bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11/1989. Nếu như những người trong cuộc tự tin về tính hiệu quả của chiến lược kiềm chế đến vậy thì chẳng có lý do gì để họ cảm thấy ngạc nhiên trước sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào thời điểm đó.

Như vậy, việc kiềm chế Trung Quốc một cách toàn diện không thể đảm bảo sẽ mang lại hiệu quả như mong muốn nhưng lại có tổn phí lớn vì nó chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc tức giận và thi hành chính sách cứng rắn hơn. Chính sách kiềm chế sẽ củng cố nỗi sợ hãi bị bao vây cô lập của Trung Quốc và chứng minh rằng phe diều hâu trong nội bộ Trung Quốc đã đúng. Một khi phe diều hâu ở Trung Quốc thắng thế, nhất định Bắc Kinh sẽ còn thi hành các chính sách cứng rắn hơn nữa. Đây là hệ quả mà bất kể chính khách nào ở Washington đều muốn tránh và vì vậy thực thi chiến lược kiềm chế một cách toàn diện nhiều khả năng sẽ gây phản tác dụng.

Hơn nữa, tuy Mỹ cần lên tiếng phản đối và ngăn chặn những hành động thiếu tính xây dựng của Trung Quốc nhưng cô lập Trung Quốc sẽ là hành động thiếu khôn ngoan bởi Washington cần sự hợp tác của Bắc Kinh trong các vấn đề quản trị toàn cầu (global governance). Từ chống biến đổi khí hậu, chống phổ biến vũ khí hạt nhân cho tới can thiệp nhân đạo, Trung Quốc với sức nặng của mình đang ngày càng trở thành một đối tác không thể thay thế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu nóng bỏng. Vì vậy, nếu người Mỹ muốn giải quyết các vấn đề toàn cầu, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài bắt tay với người Trung Quốc. Đây sẽ là điều không tưởng khi hai nước ở trong tình trạng đối đầu thù địch như Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh.


Ngô Di Lân
Theo NCQT/ Viettimes.vn

* Tác giả Ngô Di Lân là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Brandeis, Mỹ.

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Viễn cảnh Hàn - Mỹ tấn công Triều Tiên

    Viễn cảnh Hàn - Mỹ tấn công Triều Tiên

    Dù vượt trội về quân sự nhưng liên quân Hàn Quốc-Mỹ sẽ phải hứng chịu hệ quả không thể lường hết nếu tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Triều Tiên.

  • Báo Pháp: Trung Quốc căng thẳng vì giọng điệu của Mỹ về Biển Đông

    Báo Pháp: Trung Quốc căng thẳng vì giọng điệu của Mỹ về Biển Đông

    Theo báo chí Pháp, Trung Quốc đang rất căng thẳng bởi sự thay đổi giọng điệu của Mỹ ở Biển Đông. Hồi cuối tháng 1/2017, Nhà Trắng tuyên bố Mỹ sẽ không để cho Trung Quốc kiểm soát các đảo xây phi pháp trong "vùng biển quốc tế". Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thậm chí đe dọa sẽ chặn không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo bồi lấp trái phép trên.

  • Mỹ sẽ lập “NATO châu Á” đối phó Trung-Nga nếu nổ ra chiến tranh Triều Tiên

    Mỹ sẽ lập “NATO châu Á” đối phó Trung-Nga nếu nổ ra chiến tranh Triều Tiên

    Nguy cơ chiến tranh bán đảo Triều Tiên không thể loại trừ. Nếu xảy ra, nó sẽ tạo ra mối đe dọa an ninh nghiêm trọng cho Trung Quốc. Mỹ chắc chắn sẽ tận dụng cơ hội tăng cường hiện diện quân sự ở Hàn Quốc, thực hiện thành công ý đồ xây dựng “NATO châu Á” đối phó Trung Quốc và Nga.

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958