rss - tinkinhte.com

Chiến lược kiềm chế và bao vây Trung Quốc của Mỹ

  • Cập nhật : 12/10/2016

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á đang gia tăng mạnh trong thời gian gần đây, Mỹ đã xúc tiến chiến lược trở lại châu Á. Nhiều chuyên gia đã cho rằng chiến lược này của Mỹ là nhằm mục đích kiềm chế và bao vây Trung Quốc. Báo mạng Asia Times Online vừa đăng bài phân tích cho rằng Mỹ đang lôi kéo các đồng minh Đông Bắc Á, đặc biệt là Nhật Bản, vào cuộc đối đầu với Trung Quốc. Dưới đây là nội dung bài viết:

nhat-my-ando

Richard Armitage – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George W Bush, là người đảm trách nhiệm vụ “nói với Nhật Bản phải làm gì”. Thủ tướng Nhật Bản khi đó, ông Junichiro Koizumi, đã từng hai lần xem xét việc tham gia “liên minh tự nguyện” tại Irắc và Armitage đã nói với một quan chức: “Đừng lùi bước”. Trước đó, Armitage đã tư vấn cho Nhật Bản “kéo quân ra khỏi bờ biển và chắc chắn rằng lá cờ của đất nước mặt trời mọc sẽ được trông thấy tại cuộc chiến ở Ápganixtan”

Giờ đây, trong một báo cáo cùng thực hiện với Joseph Nye gửi cho Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), ông Armitage tuyên bố: “Nhật Bản nên đối mặt với các vấn đề mang tính lịch sử đang tiếp tục làm phức tạp hóa quan hệ với Hàn Quốc”. Báo cáo được công bố ngày 15/8, trong lúc căng thẳng giữa Nhật Bản và các nước láng giềng đang dâng cao. Người dân Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Á khác đã trải qua một thời kỳ kinh hoàng dưới thời phát xít Nhật, và mặc dù Tôkyô nhiều lần đưa ra lời xin lỗi cũng như bồi thưòng chiến tranh, nhiều người dân tại các nước đó vẫn cho rằng Nhật Bản đã không cư xử đủ để bù đắp những sai lầm trong lịch sử. Hàng triệu người Nhật Bản cũng đồng tình với quan điểm này.

Tuy nhiên, những sửa chữa sai lầm đã bị giảm giá trị với những chuyến thăm gây tranh cãi đến các hòn đảo tranh chấp chủ quyền, các cuộc biểu tình rầm rộ và những yêu cầu xin lỗi được cho là sẽ làm trỗi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa của tất cả các bên.

Kiểu mẫu của chủ nghĩa thống trị

Không ai nói rằng vượt qua những khác biệt này là mong muốn của cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó sẽ giúp các nước hợp tác hòa bình và sử dụng toàn bộ nguồn lực cho việc giải quyết các vấn đề tại đây và ngay lúc này. Hầu hết trong số đó, sẽ bảo đảm cho công lý. Nhưng chính xác là tại sao Armitage và Nye lại hối thúc Nhật Bản làm như vậy?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải xem xét một trong số những khuyến nghị của họ đối với Nhật Bản. Những khuyến nghị này bao gồm việc thận trọng nối lại hoạt động điện hạt nhân, quyết định đơn phương của Nhật Bản gửi tàu phá mìn tới Vịnh Pécxích khi xuất hiện những tín hiệu đầu tiên ám chỉ đến ý định của Iran về việc muốn đóng cửa eo biển Hormuz, “tăng cường cộng tác với Mỹ tham gia giám sát tại Biển Đông và mở rộng phạm vi trách nhiệm của Nhật Bản, trong đó có sự phòng thủ của Nhật Bản và hoạt động phòng vệ cùng với Mỹ trước những biến cố tại khu vực.”

Điều cuối cùng cần sự giải thích: đó là việc xem xét đến phòng thủ tập thể (sử dụng lực lượng để bảo vệ một nước đồng minh). Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản về vấn đề tham chiến đã cấm điều này. Việc ngăn cấm này là một trong những lý do mà Điều 9 vẫn được tôn trọng, biến nó thành một vấn đề lịch sử khác làm phức tạp các vấn đề đối với sự phô trương sức mạnh của người Mỹ. Báo cáo lưu ý rằng sự hỗ trợ của quân đội Mỹ đối với Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 đã hình thành một tiền lệ về sự hỗ trợ lẫn nhau với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Điều này đã rõ ràng ngay từ đầu rằng cụm từ “bạn bè” được dùng để người dân Nhật Bản chấp nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ dễ dàng hơn.

Trong những ngày này, người Mỹ đã sử dụng nhiều ngôn từ khéo léo và khẳng định sự tôn trọng của họ đối với các ý kiến trong xã hội khi đưa ra yêu cầu đối với Nhật Bản – ít nhất là về mặt công khai. Nhưng liệu đó có là vấn đề đối với các tác giả của báo cáo, khi mà những cuộc điều tra đều cho thấy sự ủng hộ đối với việc hạn chế điện hạt nhân. Có thể là không!

Michael Green, một cựu quan chức khác trong Chính quyền Bush, người tham gia viết báo cáo này, đã đánh giá việc phản đối điện hạt nhân tại Nhật Bản là chủ nghĩa NIMBY (chủ nghĩa lợi ích cục bộ địa phương) – chỉ vài tuần trước sự cố tại Fukushima. Tất nhiên, các tác giả khẳng định rằng tất cả là vì lợi ích của Nhật Bản, nhưng lạ thay, trong sự trình bày của họ, Nhật Bản hiếm khi có lợi ích xung đột với Mỹ. Thử hình dung những phản ứng mạnh từ Quốc hội Mỹ nếu một nhóm các cựu quan chức Nhật Bản đưa ra mệnh lệnh đối với Mỹ – khuyên nhủ họ, chẳng hạn như làm thế nào để giải thích về luật pháp của họ và sử dụng lực lượng vũ trang của họ.

Tuy nhiên, những báo cáo như vậy có thể vấp phải phản ứng từ phòng họp của giới chức Nhật Bản. Sự hình thành mang tính bảo thủ đã tồn tại từ lâu trong những điều cấm ở Điều 9. Bất chấp nhiều cuộc đối thoại về “quyền lực mềm,” khuynh hướng áp đảo là giao phó vấn đề an ninh cho lực lượng quân sự – đầu tiên, dưới “cái ô hạt nhân” Mỹ, nhưng tăng lên mức các lực lượng của Mỹ và Nhật Bản “diễn” chung trong một “buổi trình diễn,” dưới sự chỉ huy toàn bộ của Mỹ. Đương nhiên là như vậy!

Tất cả những điều này phù hợp với sự miêu tả của McCormack rằng Nhật Bản đóng vai trò là một “quốc gia đối tác” của Mỹ, với “một bên mang thân phận nô lệ, hạ mình và một bên coi thường bên còn lại.” Khi thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama nỗ lực hình thành Cộng đồng Đông Á và giảm bớt mạnh của các căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa, ông Yukio Hatoyama đã bị trừng phạt bằng một bức tường đá chống lại từ phía Chính quyền Obama và đã phải từ chức sau chưa đầy chín tháng cầm quyền. Kể từ đó, các thủ tướng Nhật Bản đã bám chặt hơn vào người Mỹ. Mặc dù ngày càng xuất hiện nhiều hơn những lời kêu gọi về việc xem xét lại liên minh này xét trên góc độ về một thế giới đa cực ngày càng tăng, báo cáo gửi CSIS nhằm mở rộng vai trò của Nhật Bản dưới quyền lãnh đạo của Mỹ.

Với các mối liên kết pháp lý và con người lâu nay giữa hai thể chế an ninh quốc gia của hai nước, điều này có thể thành công.

Kích hoạt những sự phản đối

Và trường hợp này được coi là một sự mâu thuẫn. Như những quan sát của Philip Seaton trong cuốn “Những Ký ức chiến tranh gây tranh cãi của Nhật Bản”, Mỹ đóng vai trò là một nước kích động các chính trị gia Nhật Bản đã hủy bỏ những lời xin lỗi trước đây về các hành động trong thời chiến tranh với những hành động và ngôn từ gây hấn:

Xét tổng thể, chính sách của Mỹ, kể từ sau vụ khủng bố 11/9 rõ ràng là hữu ích đối với phe bảo thủ Nhật Bản. Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho Chính phủ Nhật Bản về bồi thường (bất chấp bị người dân Mỹ chỉ trích) nhằm loại bỏ các yếu tố theo chủ nghĩa hòa bình trong pháp luật của Nhật Bản không lên án việc thờ cúng tại ngôi đền Yasukuni, nơi thờ cúng tất cả những quân nhân Nhật bị phe Đồng Minh kết tội phạm tội ác chiến tranh và thúc đẩy mạnh mẽ việc tái vũ trang của Nhật Bản. Một số nhà nghiên cứu mới của Mỹ đã khuyến cáo Nhật Bản nên tự vũ trang bằng vũ khí hạt nhân để đối phó với nguy cơ từ Bắc Triều Tiên, một đề xuất kinh khủng đối với nhiều người Nhật Bản.

Tất cả các điều này được xem là “sai lầm khi giải quyết quá khứ” nếu Chính phủ Nhật Bản đơn phương theo đuổi, khi đó tội đồng lõa của Nhật Bản với đồng minh quan trọng nhất trong cái “sai lầm khi giải quyết quá khứ” trở nên rõ ràng.

Báo cáo của Armitage và Nye rõ ràng muốn khẳng định sự đồng lõa này. Tăng cường khả năng tấn công và phạm vi hoạt động của quân đội Nhật Bản là điều cuối cùng có thể xoa dịu những ký ức cay đắng của phát xít Nhật trong suốt thời kỳ 15 năm chiến tranh 1931-1945. Và muốn khuyến khích sự tin tưởng vào lực lượng quân sự thì hãy để những vết thương này có thể lành lại.

Do vậy, mục tiêu chính của báo cáo này mâu thuẫn với lời kêu gọi vượt qua các vấn đề lịch sử của nó. Nếu nhóm của Armitage có bất kỳ quan tâm thực sự nào tới việc sửa chữa sai lầm quá khứ trong chiến tranh, họ sẽ là nhừng con diều hâu xem xét những phàn nàn của người Trung Quốc cũng như của người Triều Tiên, mà không đề cập tới các nạn nhân của sự tàn ác của người Mỹ.

Thay vào đó, họ lại cho sự gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc là lý do chính cho sự hỗ trợ quân sự Mỹ-Nhật. “Các nhà quản lý đồng minh” tại Oasinhtơn và Tôkyô đã mượn cớ triệt để mâu thuẫn với Trung Quốc (và Bắc Triều Tiên) để vượt qua sự phản đối khi họ giới thiệu ngày càng nhiều hệ thống vũ khí tại Nhật Bản. Và một khuyến nghị mà báo cáo không đưa ra – trong dịp tưởng niệm 75 năm vụ thảm sát Nam Kinh – là Nhật Bản phải đối mặt với càng nhiều sự xúc phạm về những gì đã gây ra tại Trung Quốc.

Không, các chuyên gia của CSIS thích thú với việc tranh luận về lịch sử chỉ với một chừng mực rằng nó liên quan đến mục tiêu chiến lược của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc phải ngừng cãi vã, như vậy hai nước này mới có thể được Mỹ sử dụng hiệu quả hơn để chống lại Trung Quốc. Khi Hàn Quốc, trong thế đối mặt với sự phản đối của dư luận tập trung vào các tranh cãi lịch sử, vội vã ký kết một thỏa thuận chia sẻ tình báo với Nhật Bản, đó là một tin rất xấu tại Lầu Năm Góc. Chắc chắn, bản báo cáo hối thúc “nhanh chóng tiến tới chấm dứt” thỏa thuận này.

Trong một buổi thuyết trình báo cáo, Armitage nói một cách đầy thán phục về “nỗi nhục quốc gia” của Nhật Bản, dường như không để ý đến vai trò của Điều 9 trong việc xây dựng nó. Armitage và Nye viết rằng Nhật Bản có thể bỏ qua báo cáo của họ trừ phi muốn trở thành một “quốc gia bậc một – nghĩa là cùng cấp với nước Mỹ, với “sức mạnh kinh tế đáng kể, tiềm lực quân sự, tầm nhìn toàn cầu, và vai trò lãnh đạo chủ chốt đối với các vấn đề quốc tế . Điều đó có nghĩa nếu muốn trở thành một quốc gia mạnh mẽ thì hãy tiến về phía trước. Tuy nhiên, Armitage kỳ vọng về “một Nhật Bản mà trong đó người Nhật trẻ tuổi có thể mơ ước, chứ không chỉ tồn tại”. Để làm được cái điều “không chỉ là tồn tại” rõ ràng, đất nước Nhật Bản phải luôn trong tình trạng chiến tranh. Nói cách khác, Nhật Bản phải là một đế quốc, hay ít nhất là một nước chư hầu yêu thích.

Trong thời điểm khủng hoảng hiện nay, con đường phía trước đòi hỏi việc nhận ra lợi ích chung của tất cả người dân trong khu vực Đông Bắc Á – bất kể họ khác biệt như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ.


TTXVN (Hồng Công 28/10)


 

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958